Bài Tuyên Truyền Về Xuất Khẩu Lao Động
Để kịp thời hỗ trợ cho người lao động sinh sống trên địa bàn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đúng quy định.
Vì saon tuyên truyền bảo vệ môi trường?
Môi trường bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo và 02 yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng đều bao quanh cuộc sống của con người và môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Một môi trường trong lành sạch sẽ sẽ giúp con người đảm bảo về mặt sức khỏe song ngược lại nếu môi trường bị ô nhiễm về không khí, khói bụi, nước… sẽ khiến con người mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đe dọa đến tính mạng của nhiều người.
Chính vì thế bảo vệ môi trường là việc làm rất cần thiết và việc bảo vệ môi trường để hiệu quả cần đến yếu tố về vận động, tuyên truyền giáo dục về nhận thức, hành vi.
Để việc tuyên truyền bảo vệ được thì chúng ta cần nắm vững môi trường ô nhiễm sẽ có ảnh hưởng Đối với sức khỏe con người như việc ảnh hưởng của khói bụi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của con người có thể gây nên một số loại bệnh như viêm phổi, vô sinh..
Tiếp đến là Ô nhiễm không khí đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, bệnh tim mạch và nó cực kỳ nguy hiểm với người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ nhỏ.
Không chỉ vậy Đối với hệ sinh thái thì Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến hệ sinh thái bị mất cân bằng và đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài sinh vật, động vật, thực vật sống. Ngoài ra thì việc Ô nhiễm không khí có thể gây ra mưa axit làm hủy diệt nhiều khu rừng và làm chết nhiều loại động vật quý hiếm.
Mặt khác sự ô nhiễm không khí còn làm ảnh hưởng trực tiếp Đối với sự phát triển Kinh tế – Xã hội bởi môi trường ô nhiễm sẽ dẫn đến thiệt hại về kinh tế do bệnh tật xuất hiện, thiệt hại kinh tế khi du lịch bị ảnh hưởng, Thiệt hại kinh tế do nông sản và thủy sản bị phá hoại.
Vậy thì trước những hậu quả như vậy, chúng ta chắc chắn phải cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường bằng cách tuyên truyền giáo dục để tình trạng này được khắc phục, cải thiện.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường vì Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đây là một trong những tiêu chí để xã nhà chúng ta hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.
(TCTG) - Huyện KonPlông đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động, tập trung hướng về cơ sở, thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề tại cơ sở, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi bộ thôn, sinh hoạt dân trong thôn, sinh hoạt định kỳ của của tổ chức đoàn thể để tuyên truyền…
KonPlông (Kon Tum) là 01 trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng các chính sách ưu đãi theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ “về Chương trình hỗ trợ giảm hộ nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo”, trong đó có chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động theo tinh thần Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, góp phần giảm tỷ hộ nghèo nhanh từ 60,02% đầu năm 2009 xuống còn 35,82% cuối năm 2010 (chuẩn nghèo năm 2005). Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, khảo sát hộ nghèo (chuẩn nghèo năm 2011), tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện còn ở mức cao 68,48% hộ nghèo và 9,09% hộ cận nghèo (đầu năm 2011). Do vậy, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện KonPlông là hết sức cần thiết nhằm giảm hộ nghèo nhanh và bền vững; trong đó công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, đưa đi xuất khẩu lao động sang thị trường lao động nước ngoài là giải pháp tối ưu.
Với đặc điểm, là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa; kinh tế chủ yếu thuần nông, tự cung tự cấp; có hơn 91% dân số là người dân tộc thiểu số, còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu và tư tưởng tự ty, trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của các cấp, các ngành; bản thân người lao động không muốn đi làm ăn xa gia đình, xa quê hương… Điều đó khiến cho công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn.
Thời gian qua, Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh xã hội) đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Kon Tum và cấp ủy, chính quyền huyện KonPlông tiến hành khảo sát tại huyện và 04 xã trên địa bàn huyện, nhằm phục vụ công tác xây dựng kế hoạch thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo tinh thần Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đăng ký học nghề; UBND huyện tiếp tục rà sát, lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 nhằm đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ và xuất khẩu lao động.
Thực hiện chủ trương, kế hoạch của tỉnh và huyện, vừa qua Trung tâm hỗ trợ thanh niên - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Kon Tum chủ trì, phối hợp với Huyện đoàn KonPlông, Phòng Lao động-Thương binh xã hội, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức lớp tập huấn Vốn vay ủy thác và tuyên truyền xuất khẩu lao động năm 2011 tại huyện cho 70 học viên là cán bộ công tác Đoàn cơ sở ở 9/9 xã. Tại lớp tập huấn, các học viên được tiếp thu các nội dung:
- Về chương trình vay vốn ủy thác: chương trình cho vay học sinh, sinh viên; chương trình cho vay giải quyết việc làm; chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; chương trình cho vay người lao động thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động. Mỗi chương trình cho vay có nêu rõ mục đích cho vay vốn, đối tượng vay vốn, điều kiện được vay vốn, mức vốn được vay, lãi suất cho vay và thời hạn cho vay.
- Về tuyên truyền xuất khẩu lao động: các chính sách và hoạt động chủ yếu của Đề án 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách tín dụng ưu đãi; các hoạt động truyền thông; điều kiện, quyền lợi đối với việc tuyển chọn lao động trên địa bàn huyện KonPlông, cách thức tổ chức tuyên truyền, tư vấn…
Sau lớp tập huấn, mỗi học viên sẽ là một tuyên truyền viên, trực tiếp giới thiệu, tuyên truyền, vận động ĐVTN mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; mạnh dạn đăng ký tham gia xuất khẩu lao động, tăng thu nhập cho gia đình và thoát nghèo bền vững.
Nhìn lại, từ đầu năm 2009 đến những tháng cuối năm 2011, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện KonPlông đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động, tập trung hướng về cơ sở, thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề tại cơ sở, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi bộ thôn, sinh hoạt dân trong thôn, sinh hoạt định kỳ của của tổ chức đoàn thể để tuyên truyền; Đài phát thanh-Truyền hình huyện đã xây dựng và phát 30 tin phát thanh, 30 tin truyền hình và 01 phóng sự tuyên truyền xuất khẩu lao động; Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã lồng ghép vào các buổi chiếu phim lưu động hàng tuần ở thôn, làng để tuyên truyền trong nhân dân.
Đến nay toàn huyện đã tư vấn và đưa đi xuất khẩu 105 lao động sang thị trường Malaysia. Các cá nhân đi xuất khẩu lao động đều có thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên, có tích lũy gửi về cho gia đình, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo. Điều đó không chỉ nâng cao chất lượng đời sống cho những gia đình có người đi xuất khẩu lao động mà mặt bằng chất lượng cuộc sống của nhân dân trong địa phương cũng được nâng lên./.
Bài, ảnh: Võ Thị Mỹ ThuBan Tuyên giáo Huyện ủy KonPlông