Bảo hộ lao động là Tổng hợp các biện pháp pháp lý, kĩ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường… và các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Quy định về bảo hộ lao động:

Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ.

Người lao động có quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn. Để đảm bảo cho điều đó cũng như tăng cường năng lực quản lí hiệu quả của Nhà nước về bảo hộ lao động, nâng cao trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động… nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện rõ rệt từng bước điều kiện lao động. Căn cứ vào Pháp lệnh của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 58 và Điều 100 quy định về công tác bảo hộ lao động.

Những quy định chung về nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động

– Người sử dụng lao động mà cụ thể là mọi cá nhân, tổ chức sử dụng lao động, kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng lao động hoặc lao động trên lãnh thổ nước Việt Nam và mọi người lao động đều phải có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ trong việc thực hiện bảo hộ lao động thao quy định của Pháp lệnh này.

– Được đảm bảo làm việc trong điều kiện vệ sinh phù hợp, an toàn là quyền lợi của người lao động mà Nhà nước có trách nhiệm chăm lo phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Cạnh đó, phải có sự phối hợp, chăm lo giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội để quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn của người lao động được đảm bảo.

– Được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh là quyền lợi của mọi người lao động và thực hiện những quy định về vệ sinh lao động, an toàn lao động cũng đồng thời là nghĩa vụ của mọi người lao động.

– Đảm bảo điều kiện làm việc vệ sinh, an toàn và cải thiện không ngừng để người lao động được làm việc trong điều kiện tốt nhất là nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

– Bảo hộ lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc cũng như tiêu chuẩn an toàn lao động liên quan đến nhiệm vụ của mình thì mọi người lao động và người sử dụng lao động phải có bổ phận hiểu biết rõ ràng.

– Những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng sau đây là tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Hội đồng bộ trưởng hoặc các cơ quan pháp quyền được Hội đồng bộ trưởng ủy quyền sẽ ban hành áp dụng cho nhiều ngành trong phạm vi cả nước về tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Cơ quan Nhà nước quản lý ngành sẽ ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động, an toàn lao động áp dụng riêng cho ngành trực thuộc đó nhưng đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn do Hội đồng bộ trưởng ban hành về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

– Nhà nước khuyến khích bằng các biện pháp thỏa đáng, chính sách thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học – kỹ thuật bảo hộ lao động, việc kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các trang thiết bị, dụng cụ phương tiện bảo vệ người lao động.

Nguyên tắc thực hiện hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động

Các nguyên tắc thực hiện hệ thống an toàn - vệ sinh lao động, đó là:

Không ràng buộc về mặt pháp lý (chỉ khuyến khích áp dụng trừ khi các quốc gia xây dựng hệ thống quản lý riêng, mang tính chất pháp lý bắt buộc phải áp dụng).

Không thay thế luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn quốc gia (chỉ mang tính hỗ trợ thực thi tốt các pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia).

Không bắt buộc có chứng chỉ. Có thể ghi trên thương hiệu hàng hóa là đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, không bắt buộc sản phẩm có chứng nhận, chứng chỉ.

Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động được phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu, khách quan của sản xuất, của sự phát triển kinh tế. Đồng thời vì sức khỏe hạnh phúc của con người nên nó có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc.

Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỉ lệ lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội coi con người là vốn quý nhất.

Công tác bảo hộ lao động làm tốt góp phần tích cực chăm lo sức khỏe, tính mạng và đời sống của người lao động. Được làm việc trong điều kiện an toàn, tính mạng và sức khỏe người lao động được bảo vệ, họ càng tin tưởng yêu mến vào chế độ, gắn bó với cơ sở kinh tế, đem hết sức mình cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Ngược lại nếu công tác bảo hộ lao động thực hiện không tốt thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất, kinh doanh; Đồng thời là yêu cầu nguyện vọng chính đáng của người lao động.

Bản thân người lao động cùng gia đình họ ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, làm việc trong điều kiện sản xuất an toàn, tính mạng và sức khỏe người lao động được bảo vệ, tai nạn tàn phế mất mát không xảy ra là những yếu tố đảm bảo cho sự hạnh phúc và phát triển của gia đình bền vững cũng như đảm bảo cho  đất nước, xã hội và gia đình giảm bớt những tổn thất do phải nuôi dưỡng, điều trị từ hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi.

Xét về góc độ góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước, công tác Bảo hộ lao động có vai trò quan trọng trong việc điều thiện điều kiện lao động, xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường góp phần bảo vệ môi trường xung quanh. Không chỉ bảo vệ môi trường nhân dân mà còn bảo vệ môi trường được phát triển bền vững.

Bảo hộ lao động tốt góp phần đẩy mạnh sản xuất  và thực hiện tốt các kế hoạch.

Khi điều kiện sản xuất được an toàn, sản xuất không trì trệ, người lao động sẽ có công ngày lao động cao, yên tâm, phấn khởi đem hết khả năng, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Do vậy sản xuất sẽ phát triển, năng suất lao động tăng lên. Kế hoạch sản xuất được hoàn thành và thu nhập của người lao động cũng tăng lên.

Ngược lại nếu môi trường làm việc không tốt, người làm động thường xuyên bị ốm đau dẫn đến thu nhập giảm, sản xuất trì trệ. Hơn nữa nếu người lao động bị tàn phế mất sức lao động xã hội phải chăm sóc chữa trị và các chính sách có liên quan.

Hợp đồng bảo hộ lao động là gì?

Hợp đồng bảo hộ lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với người lao động.

Khi thỏa thuận hợp đồng lao động, cần tuân thủ chặt chẽ chế độ bảo hộ lao động mà pháp luật quy định. Chế độ bảo hộ lao động là tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc; biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với người lao động. Theo quy định hiện hành, chế độ bảo hộ lao động được thể hiện qua các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Xuất phát từ tầm quan trọng của bảo hộ lao động, nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ lao động còn phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện và đồng bộ. Mặt khác, thực hiện bảo hộ lao động là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động.

Các quy định về bảo hộ lao động mang tính chất bắt buộc, từ đó hạn chế thấp nhất hậu quả của việc không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

Bảo hộ lao động là hoạt động được thực hiện đông đảo bởi người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động là người chịu tác động trực tiếp của điều kiện lao động, do đó bản thân mỗi người lao động cần nghiêm túc thực hiện các hoạt động bảo hộ lao động.