Nộp hồ sơ ứng tuyển là bước đầu tiên trong quá trình tiếp cận nhà tuyển dụng của ứng viên. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng vì vậy, hôm nay thể theo yêu cầu của nhiều bạn ứng viên gửi về hộp thư tư vấn, quân sư TalentBold sẽ cập nhật và gửi đến các bạn ứng viên thông tin mới nhất về bộ hồ sơ xin việc đầy đủ gồm những giấy tờ gì. MỤC LỤC: 1. Bộ hồ sơ xin việc là gì? 2. Vai trò của bộ hồ sơ xin việc trong ứng tuyển 3. Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì 4. Lưu ý khi soạn bộ hồ sơ xin việc

Lưu ý khi soạn bộ hồ sơ xin việc

Để đảm bảo tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thông qua bộ hồ sơ xin việc, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển đầy đủ, các bạn ứng viên cần lưu ý một số chi tiết sau:

Ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6):

Ảnh này sẽ được dán lên sơ yếu lí lịch và bìa của hồ sơ. Việc ảnh nhằm mục đích giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn bao quát về ấn tượng ban đầu với ứng viên và còn được lưu lại để làm thẻ nhân viên, thẻ giữ xe hay các giấy tờ khác.

Lưu ý khi chụp ảnh cân dung, ứng viên nên mặc trang phục lịch sự: áo sơ mi có cổ, tóc tai gọn gàng và nét mặt nghiêm túc. Ngoài ra, ảnh thẻ cần phải rõ và phản ánh chân thật về chân dung của ứng viên.

Hồ sơ xin việc rất dễ tìm mua tại các cửa hàng sáng, văn phòng phẩm hay những tiệm photocopy tài liệu,… đều bày bán để phục vụ nhu cầu khách hàng. Một bộ hồ sơ đầy đủ có giá từ 10.000 VNĐ – 20.000 VNĐ. Mặc khác, ứng viên có thể tự thiết kế, chỉnh sửa để tạo nên mẫu hồ sơ cho riêng mình.

Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì?

Một bộ hồ sơ xin việc chuyên nghiệp cần sở hữu đẩy đủ những loại giấy tờ sau:

Đơn xin việc sẽ do ứng viên tự soạn hoặc mua mẫu có bán tại các cửa hàng văn phòng phẩm. Sau khi hoàn tất các thông tin trên đơn xin việc, ứng viên sẽ gửi đến nhà tuyển dụng thông qua email, trang web tuyển dụng hoặc gửi trực tiếp đến doanh nghiệp.

Trong đơn xin việc ứng viên sẽ giới thiệu sơ nét về bản thân, nguồn cung cấp tin tuyển dụng, tóm tắt kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Đây như một bản tóm tắt để nhà tuyển dụng nhận định ứng viên có khả năng phù hợp công việc đang tuyển hay không, từ đó sẽ quyết định xem tiếp các tài liệu còn lại trong bộ hồ sơ ứng tuyển hay sẽ gác lại.

Chính vì vậy, khi soạn đơn xin việc, ứng viên cần gắn kết cùng bản tin tuyển dụng để thể hiện những nội dung tương thích cao mong muốn tìm ứng viên của doanh nghiệp.

Đây là phần tài liệu giới thiệu chi tiết về

Thông tin cá nhân gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, điện thoại, email, số căn cước công dân…

Quá trình học tập từ giai đoạn trung học, hoặc giai đoạn cao đẳng/ đại học đến hiện tại

Trình độ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghiệp vụ khác

Kinh nghiệm làm việc với những thông tin súc tích về nơi làm việc, nhiệm vụ đảm nhận

Thành tích, khen thưởng, mục tiêu nghề nghiệp…

Qua đây nhà tuyển dụng sẽ có nhiều thông tin phản ánh kinh nghiệm, năng lực làm việc của ứng viên hơn. Việc so sánh, sàng lọc và lựa chọn ứng viên tiềm năng cho vòng phỏng vấn cũng tập trung phần lớn ở tài liệu này.

Ứng viên có thể lựa chọn sơ yếu lý lịch hoặc CV tùy theo nhu cầu thể hiện thông tin.

Nếu thông tin chia sẻ đầy đủ từ thông tin cá nhân đến năng lực làm việc thì chọn sơ yếu lý lịch (3-4 trang A4),

Nếu thông tin có thể súc tích ngắn gọn, bạn chỉ tập trung chia sẻ trình độ, kinh nghiệm, năng lực làm việc thì chọn CV (1-2 trang A4)

Để tiết kiệm cho ứng viên, khi nộp hồ sơ ứng tuyển, ứng viên không cần sao y chứng thực. Khi đã trúng tuyển sẽ bổ sung bản có chứng thực sau.

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương:

Sơ yếu lý lịch tự thuật hay còn gọi là sơ lược lý lịch, lý lịch vắn tắt để kê khai tổng quan thông tin cá nhân, gia đình và tiểu sử của ứng viên. Chúng thể hiện từng giai đoạn trong cuộc đời của bạn – bạn đã học gì?, làm gì?, ở đâu? Bên cạnh đó, bạn phải cung cấp thêm những thông tin liên quan đến gia đình. Một số thông tin như: tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, tiểu sử,…Đây là một văn bản bắt buộc, không thể thiếu trong bộ hồ sơ.

Bộ sơ yếu lý lịch có mẫu sẵn được bán kèm theo bộ hồ sơ xin việc, ứng viên cần điền đầy đủ thông tin và mang đến Ủy ban Nhân dân địa phương đóng dấu giáp lai, đóng dấu cuối trang và xác nhận các thông tin trên.

CV là từ viết tắt của Curriculum Vitae, nếu sơ yếu lịch là bản tóm tắt về tiểu sử cá nhân thì CV xin việc là bản tổng quan về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực bạn có được qua các vị trí công việc khác nhau. Ngoài ra CV còn giúp nổi bật sở thích của ứng viên nhằm gây ấn tượng với người tuyển dụng.

Khi làm CV, người xin việc cần phải biết cách viết CV về cả nội dung lẫn hình thức. Hiện nay, có rất nhiều mẫu CV đẹp và tùy theo từng vị trí công việc trên internet như: Marketing, IT, Logistics,… Nếu CV chỉn chu và thể hiện khả năng phù hợp với những yêu cầu trong JD của nhà tuyển dụng thì cơ hội được phỏng vấn sẽ cao hơn.

Tham khảo các mẫu CV “xịn xò” tại một số trang web tuyển dụng:

Vai trò của bộ hồ sơ xin việc trong ứng tuyển

Thông qua các giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc, ứng viên có thể gián tiếp giới thiệu với nhà tuyển dụng:

Thông tin cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu

Kỹ năng, thành tích, mục tiêu nghề nghiệp…

Qua đó, nhà tuyển dụng có đủ nguồn dữ liệu để đánh giá năng lực làm việc của ứng viên, từ đó so sánh với những tiêu chuẩn tuyển dụng để lựa chọn ứng viên phù hợp cho vòng phỏng vấn trực tiếp.

Có thể nói, nếu không có bộ hồ sơ xin việc chuyên nghiệp, ứng viên không thể nào tiếp cận cơ hội việc làm mà mình mong muốn. >>>> Tham khảo: Phân biệt giữa Portfolio, CV và Resume

Xếp hồ sơ thế nào để “cưa đổ” nhà tuyển dụng?

Khi đã biết hồ sơ xin việc cần những gì, thì sẽ đến bước gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh nhất. Do đó, bạn nên sắp xếp giấy tờ theo thứ tự như sau:

4. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan đế vị trí ứng tuyển

Bản sao CMND/CCCD và giấy xác nhận thường trú có chứng thực:

Chứng minh thư hay căn cước công dân, sổ hộ khẩu và giấy khai sinh cũng cần được photo công chứng để chứng minh rõ ràng lý lịch của ứng viên, đồng thời đáp ứng đầy đủ những giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Hầu hết các bộ phận nhân sự sẽ yêu cầu người xin việc mang theo bản sao Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân, giấy xác nhận thường trú có chứng thực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền địa phương (Ủy ban Nhân dân cấp phường/xã).

Đơn xin việc (Cover Letter):

Đơn xin việc hay còn được gọi là Thư xin việc (Cover letter) nhằm thể hiện mong muốn làm việc cũng như đưa ra những thế mạnh của bản thân phù hợp với các yêu cầu của công việc.

Đơn xin việc sẽ là loại giấy tờ được liệt kê đầu tiên trong hầu hết các bộ hồ sơ xin việc trong công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Mẫu đơn xin việc thường được viết tay hoặc đánh máy và có bố cục cơ bản gồm: Tiêu ngữ, mở đầu, thân bài (ưu điểm, kinh nghiệm, kỹ năng,…) và phần cuối sẽ là phần trình bày về mong muốn, khao khát làm việc tại vị trí ứng tuyển.

Ngoài ra, thông qua cách viết đơn xin việc được trình bày rõ ràng, nhà tuyển dụng có thể đánh giá và xem xét độ tương thích của ứng viên đối với vị trí công việc đó.

Mẫu đơn xin việc này có thể viết tay hoặc đánh máy tùy vào vị trí và trình độ để quyết định hình thức hợp lý. Trong thư xin việc cần phải có ngày tháng cụ thể, chữ kí của người viết và không cần dấu chứng thực của các cơ quan nhà nước.