〒559-0034 大阪市住之江区南港北1丁目29番53号TEL: 06-4703-2100FAX: 06-4703-2262

COE là gì? Những điều cần biết về COE

COE là viết tắt của cụm từ “Certificate of Eligibility” – một loại giấy chứng nhận được cấp bởi cục xuất nhập cảnh Nhật Bản để xác nhận tình trạng hợp pháp của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó đối với việc nhập cư, làm việc hoặc học tập tại đất nước này. COE thường được yêu cầu để xin visa nhập cư, visa làm việc hoặc visa du học tại Nhật Bản.

COE Nhật Bản là một loại tài liệu bắt buộc và vô cùng quan trọng khi bạn có kế hoạch lưu trú tại Nhật Bản trong một thời gian dài hơn ba tháng. Nếu bạn định lưu trú tại Nhật Bản để học tập, làm việc hoặc định cư, việc xin COE là bắt buộc. Nếu không, việc lưu trú của bạn tại đất nước này sẽ không được coi là hợp pháp.

COE có tầm quan trọng rất lớn đối với những người muốn nhập cư, làm việc hoặc học tập tại Nhật Bản.

Việc có COE sẽ giúp cho việc xin visa nhập cư, làm việc hoặc du học tại Nhật Bản trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. COE còn là một trong những điều kiện cần thiết để có thể xin học bổng tại Nhật Bản hoặc xin việc làm tại các công ty Nhật Bản.

Ngoài ra, việc có COE còn cho thấy sự đảm bảo về tình trạng hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức tại Nhật Bản, giúp tăng khả năng được công nhận và đánh giá tích cực bởi các tổ chức uy tín.

Thông tin hồ sơ không chính xác, làm giả giấy tờ

Những thông tin giấy tờ không có sự trùng khớp, nhất là một số loại giấy tờ pháp lý như giấy khai sinh, chứng minh thư, sổ hộ khẩu… Những lỗi sai này dù bạn cố tình hay vô ý thì khả năng xin được COE sẽ giảm đi rất nhiều.

Bởi COE là tờ giấy giúp bạn được sinh sống tại Nhật hợp pháp, do đó, bạn phải thật trung thực và cẩn thận, đảm bảo tính chính xác 100%. Những trường hợp làm giấy tờ giả nếu bị phát hiện sẽ bị cấm COE vĩnh viễn

Các lỗi thường gặp khiến bạn trượt COE

Việc lưu trú tại Nhật Bản đòi hỏi bạn phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe, trong đó việc xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong việc xin cấp COE, và một số lỗi thường gặp có thể dẫn đến việc trượt COE. Vì vậy, để đảm bảo thành công trong quá trình xin cấp COE và lưu trú tại Nhật Bản, bạn cần tìm hiểu và tránh các lỗi này.

Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng:

Qua xem xét lý lịch của người nộp đơn nhận thấy không đáng tin:

Sau khi xem xét quá trình học tập nhận thấy người nộp đơn không có năng lực, ý chí học tập:

Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ nộp. Không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp bao gồm: Bằng tốt nghiệp, chứng nhận học tiếng Nhật, bản công chứng, sơ yếu lý lịch, chứng minh số dư ngân hàng, chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập, học bạ, chứng nhận sinh viên, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, sổ ngân hàng, sao kê tiền gửi, tiền rút, giấy tờ khác,…

Nộp thiếu hồ sơ: Do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên nhận thấy không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi trả chi phí của người bảo lãnh.

Những lưu ý khi không may bị trượt COE Nhật

Khi bị trượt COE hoặc Visa du học Nhật Bản, bạn có thể thực hiện các bước sau để giải quyết tình huống:

Tóm lại, COE (Certificate of Eligibility) là giấy chứng nhận cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản để học tập hoặc làm việc. Để đảm bảo tỷ lệ đỗ COE và Visa du học Nhật Bản cao, thí sinh cần chuẩn bị kỹ càng các hồ sơ, đáp ứng đủ tiêu chuẩn và tuân thủ quy trình xin visa của Nhật Bản.

Ngoài ra, cần chú ý tránh các lỗi thường gặp khi xin COE và Visa như đơn xin visa không đầy đủ thông tin, không giải thích rõ ràng lý do đi Nhật Bản hay không chứng minh được khả năng tài chính đủ để du học. Nếu bị trượt COE hay Visa, thí sinh cần kiên nhẫn, tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa các sai sót để nộp lại hồ sơ.

Du học quốc tế Haru hy vọng những thông tin chi tiết về COE được cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Bạn có thể giải quyết được những khúc mắc trong quá trình tìm hiểu về COE và chuẩn bị hồ sơ một cách tốt nhất cho hành trình du học của mình.

SAWACO tiếp đoàn công tác Cục Cấp nước Osaka, Nhật Bản và Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai (DOWACO) đã đến thăm và làm việc

Về phíaCục Cấp nước Osaka có: Bà ISHIMOTO TOMOKO, Giám đốc Hợp tác nước ngoài Cục Cấp nước Osaka.

Về phía Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai có: Ông Đặng Văn Chất, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai.

Về phía Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn có: Ông Bùi Thanh Giang, Phó Tổng Giám đốc SAWACO; Ông Nguyễn Văn Đắng, Phó Tổng Giám đốc SAWACO.

Cùng các thành viên đoàn công tác của Osaka, Đồng Nai, và đại diện các phòng ban chuyên môn Tổng Công ty.

Ông Bùi Thanh Giang, Phó Tổng Giám đốc SAWACO trao tặng quà cho bà ISHIMOTO TOMOKO, Giám đốc Hợp tác nước ngoài Cục Cấp nước Osaka

Trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác kỹ thuật 03 bên đã ký kết giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai (DOWACO), và Cục Cấp nước Osaka (OMWB) để trao đổi kỹ thuật và tổ chức đào tạo thường niên tại Nhật Bản (giai đoạn 2022 – 2024). Đây là hoạt động tổ chức chung cho các bên OMWB, SAWACO và DOWACO để cùng nhau đào tạo nguồn nhân lực.

Theo đó, các bên trao đổi một số nội dung như: Ứng dụng các hợp chất oxy hóa vào quá trình khử trùng trong xử lý nước; Khai thác phần mềm GIS và phần mềm quản lý vật tư thiết bị để nâng cao hiệu quả lập kế hoạch và tham mưu ra quyết định và kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển ngành nước; Kinh nghiệm ứng dụng GIS trong tính toán thủy lực, thiết kế mạng lưới cấp nước; Ứng dụng NOC trong quản lý vận hành hệ thống, triển khai và quản lý; Kinh nghiệm chống thất thoát, thất thu nước sạch; Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư nhằm mục đích giảm thiểu sai sót gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình gây ra thất thoát nước trong quá trình khai thác vận hành.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Đắng, Phó Tổng Giám đốc SAWACO đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong quan hệ hợp tác với Cục Cấp nước Osaka thời gian qua.

Đặc biệt, SAWACO rất trân trọng Cục Cấp nước Osaka đã chia sẻ những kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý hệ thống vận hành tổng thể cấp nước trong chuyến đào tạo tại Osaka. Góp phần quan trọng cho dự án trọng điểm xây dựng hệ thống vận hành tổng thể cấp nước của SAWACO, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 12 triệu khách hàng sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Đắng, Phó Tổng Giám đốc SAWACO tin rằng chuyến công tác của đoàn công tác sẽ đạt được những kết quả thiết thực, xác định được chủ đề đào tạo phù hợp, và mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai.

Được biết, đoàn công tác Cục Cấp nước Osaka, Nhật Bản làm việc tại TP.HCM và Đồng Nai từ ngày 10/09 đến ngày 16/09/2023.

Thời gian xin tư cách lưu trú mất bao lâu?

Thời gian xin tư cách lưu trú Nhật Bản (COE) khoảng từ 2 đến 3 tháng tính từ ngày công ty tiếp nhận và nộp hồ sơ lên Cục Xuất Nhập Cảnh. Đối với VISA theo diện lưu trú này thì thời hạn lưu trú kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, và cứ sau 1 năm sẽ phải làm thủ tục để gia hạn lại một lần.

Xin tư cách lưu trú mới bạn sẽ không mất phí nộp cho Cục Xuất Nhập Cảnh

Đối với những bạn đi sang Nhật theo diện du học sinh, lao động phổ thông, với thời hạn kéo dài từ 1 năm trở lên sẽ phải tiến hành gia hạn Visa để có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc và học tập. Mỗi diện lưu trú sẽ có thời hạn khác nhau:

Khi hết hạn bạn cần phải gia hạn visa để tiếp tục học tập và làm việc tại Nhật. Nếu không gia hạn bạn sẽ bị trục xuất về nước. Chi phí gia hạn nộp cho cục Xuất Nhập Cảnh khoảng :4000 yên. Sau 15 ngày đến 1 tháng bạn sẽ nhận được thông báo kết quả từ phía Cục Xuất Nhập Cảnh