Giải Pháp Phòng Ngừa Lao Động Trẻ Em
%PDF-1.5 %���� 1 0 obj >/PageWidthList<0 411.024>>>>>>/Resources<>/ExtGState<>/Font<>/ProcSet[/PDF/Text]>>/Rotate 0/TrimBox[ 0 0 411.024 581.102]/Type/Page>> endobj 2 0 obj <>stream H��W�n�6}��G�i^%8�l�n�$5����Q.vk+7'���_�I��Z^�Ev�!iR�̙9Cw�C�!p�ȔZS� ���E>���:����s�8~hɌH0S_����{r�"G����dz���` N�XS۱�vX�A��a,=T�8�e W�v^���s� `�9�/�g&O~}��������/��-� L��:�E��0�T����I��)e�W��H@u ��R�,�Г�Pa-��r���S>��Y�CX�M(�]Q�����x��K�X�P���J6i���UO��մ�$�픥��~�?Tί��b�S��jT����R?�VB��E)!.��@��٤>�6�ğVd�9�I,��:��_�V~{�W��-�kIr��$��L��(,��gN�i0�ʒ���25��{̷z��H0�Oi��DH�?r�l9��܌V87#p��b-SpV=�{Jz.ۯ�G�p�����C�>��\M��J�k"H��"x9�P��8��@q��b�g��D�$��%Gϯ�Ƚ#n4���h���
Tiêm phòng vắc xin cho chó, mèo – giải pháp phòng ngừa bệnh Dại
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cũng vừa có công văn chỉ đạo tăng cường các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.
Công tác phòng ngừa bệnh Dại trên địa bàn tỉnh được triển khai như thế nào, xoay quanh nội dung này, Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp có cuộc trao đổi với ông Võ Bé Hiền - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú Y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp.
- Phóng viên: Thưa ông, hiện nay việc triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo trên địa bàn tỉnh được thực hiện như thế nào, đã đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng theo quy định hay chưa? Nếu chưa, thì nguyên nhân do đâu, khó khăn, kiến nghị gì?
Ông Võ Bé Hiền - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú Y và Thủy sản tỉnh
- Ông Võ Bé Hiền: Thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm và thủy sản hằng năm, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thường xuyên rà soát, thống kê tổng đàn chó, mèo. Trên cơ sở đó, đề xuất số lượng vắc xin phòng bệnh Dại cần mua vào Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản.
Vắc xin phòng bệnh Dại được phân bổ dựa vào tổng đàn chó mèo của địa phương để đảm bảo các huyện, thành phố tiêm phòng đạt trên 70% tổng đàn chó mèo. Năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại trên đàn chó, mèo chỉ đạt 64,68% (22.105/38.976 con), chưa đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định.
Số lượng vắc xin Dại, các huyện, thành phố nhận từ đầu năm 2024 đến nay để tiêm phòng cho đàn chó, mèo là 13.350 liều. Hiện đã tiêm được 13.350 con chó, mèo, chiếm tỷ lệ 41,4% tổng đàn (tổng đàn 32.283 con).
Nhìn chung, công tác tiêm phòng bệnh Dại từ đầu năm đến nay còn thấp (dưới 50% tổng đàn), do đang trong quá trình triển khai tiêm phòng. Bên cạnh đó, người dân chưa ý thức về nguy cơ và tác hại của bệnh Dại đối với bản thân và cộng đồng, chưa chủ động mua vắc xin Dại về tiêm phòng cho đàn chó, mèo của mình. Vì vậy, nguy cơ xảy ra bệnh Dại trên đàn chó, mèo là rất cao nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.
Công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương trong tỉnh chưa được quan tâm như việc thống kê đàn chó, mèo; kiểm tra, xử lý các trường hợp không tuân thủ việc đăng ký nuôi chó, tiêm phòng bệnh Dại, thả chó chạy rông v.v..
Nhân viên thú y tiêm phòng vắc xin Dại cho chó. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi, Thú Y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cung cấp
- Phóng viên: Ông có đề xuất, kiến nghị gì để khắc phục những hạn chế nêu trên?
- Ông Võ Bé Hiền: Tôi cho rằng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại cho chó, mèo theo các công văn chỉ đạo, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Dại đã ban hành.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cần thực hiện tốt việc quản lý, thống kê, cập nhật thông tin và lập sổ theo dõi đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn; chỉ đạo nhân viên thú y khẩn trương tổ chức tiêm phòng triệt để vắc xin Dại cho đàn chó, đàn mèo trong diện phải tiêm phòng theo quy định của pháp luật; yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm túc việc khai báo, đăng ký và tiêm phòng vắc xin phòng Dại; chấp hành việc xích, nhốt chó; khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải có người dắt và đeo rọ mõm theo đúng quy định.
Cùng với đó, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là khu vực nông thôn, đối tượng trẻ em) về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp, các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại hiệu quả.
Cơ quan y tế kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo cắn.
- Phóng viên: Người dân liên hệ với cơ quan, đơn vị nào để tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo? Việc không tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi, để vật nuôi cắn người v.v. sẽ có các hình thức xử lý nào?
- Ông Võ Bé Hiền: Để tiêm phòng cho chó, mèo, người dân liên hệ với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn hoặc đến các bệnh viện thú y, phòng khám thú y, dịch vụ thú y gần nhất.
Người nuôi chó, mèo và các động vật khác cùng họ với chó, mèo phải tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu để vật nuôi cắn người v.v. đã được quy định cụ thể trong mục 2, phụ lục 15, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Người nuôi chó, mèo và các động vật khác cùng họ với chó, mèo phải tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi và chịu trách nhiệm nhân sự khi để vật nuôi cắn người v.v. đã được quy định cụ thể trong mục 2, phụ lục 15, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chính phủ đã có Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Việc không tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi sẽ bị xử lý hành chính theo theo khoản 2, Điều 7, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP và được sửa đổi tại khoản 3, Điều 2, Nghị định số 04/2020/NĐ-CP, với mức xử phạt từ 01 triệu đến 02 triệu đồng.
- Phóng viên: Trong năm 2023, mặc dù tỉnh Đồng Tháp chưa có trường hợp tử vong do bị chó, mèo cắn, tuy nhiên, việc phòng ngừa là hết sức cần thiết. Vậy giải pháp của ngành chuyên môn để phòng ngừa bệnh Dại là gì, thưa ông?
- Ông Võ Bé Hiền: Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm truyền lây cho nhiều loài và tỷ lệ tử vong khi mắc phải lên đến 100%. Do đó, việc phòng bệnh Dại luôn luôn được ngành quan tâm đặt lên hàng đầu.
Hằng năm, đơn vị xây dựng Kế hoạch tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí mua vắc xin Dại để tiêm phòng miễn phí cho chó, mèo nuôi trên địa bàn tỉnh, xây dựng câu chuyện truyền thanh, in ấn tờ rơi về công tác phòng, chống bệnh Dại cho chó, mèo để tuyên truyền.
Tập huấn về kỹ thuật bắt, nhốt giữ và xử lý chó, mèo thả rông, nhằm trang bị kiến thức, kỹ thuật cho thành viên tham gia bắt, nhốt giữ và xử lý chó, mèo thả rông. Triển khai xây dựng vùng an toàn bệnh Dại động vật theo Kế hoạch số 369/SNN-KHTC ngày 25/01/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2024.
Chi cục đã ban hành Thông báo số 198/TB-CNTYTS ngày 26/01/2024 về việc nuôi và tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo năm 2024.
Ngoài ra, Sở Y tế và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã ban hành Quy chế phối hợp số 849/QCPH-YT&NNPTNT ngày 20/6/2023 về Phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Nhân viên thú y xã, phường, thị trấn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Dại ở chó, mèo; khi phát hiện có chó, mèo nghi mắc bệnh Dại thì tiến hành kiểm tra, xác minh và phối hợp cùng với địa phương xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan rộng.
- Phóng viên: Ông có khuyến cáo như thế nào về cách thức xử trí khi bị chó, mèo cắn?
- Ông Võ Bé Hiền: Khi bị chó, mèo cắn nạn nhân phải thực hiện 03 việc quan trọng sau:
Đối với người bị chó mèo cắn phải rửa vết thương bằng xà phòng và đi ngay đến cơ sở y tế sơ cứu và tư vấn việc điều trị dự phòng theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT. Người bị chó mèo cắn không được chủ quan đi diều trị bằng thuốc Nam hay thuốc Bắc.
Khai báo thông tin đặc điểm nhận dạng về con chó, mèo; thông tin chủ chó, nơi xảy ra tai nạn với cơ quan y tế hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất, để cơ quan thú y và cơ quan y tế tiến hành điều tra theo quy định.
Đối với chó, mèo cắn người phải được cách ly và theo dõi trong vòng 14 ngày.
- Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
CÁC NGUY CƠ GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG DO NGÃ CAO
– Bố trí công nhân không đủ sức khỏe để làm việc trên cao như người có bệnh tim, huyết áp hoặc mắt kém,….
– Công nhân chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động.
– Thiếu giám sát và kiểm tra thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn.
– Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn hoặc mũ bảo hộ lao động,….
– Không sử dụng các phương tiện trợ giúp an toàn như: dây an toàn, các loại thang, các loại giàn giáo, lan can hoặc lưới để tạo ra chỗ làm việc hoặc đi lại an toàn.
– Sử dụng các phương tiện trợ giúp an toàn không đúng các yêu cầu về an toàn: Thiếu các chi tiết đảm bảo an toàn, bắc thang không đúng phương pháp,….
– Vi phạm những qui định về an toàn khi sử dụng hệ giàn giáo
+ Giàn giáo đặt trên nền không vững và có thể bị lún. Khi đó, chân giáo có thể bị trượt và giàn giáo bị nghiêng hoặc đổ trong quá trình sử dụng;
+ Không bố trí đủ và đúng vị trí các điểm neo giàn giáo vào công trình;
+ Sàn thao tác không có lan can an toàn, hoặc có nhưng lỏng lẻo;
+ Sàn thao tác có nhiều khe và lỗ rộng hoặc sàn thao tác cách quá xa công trình. Khi đó, người lao động có thể bị ngã hoặc vật liệu và dụng cụ làm việc bị rơi qua các khe, lỗ đó xuống dưới, có thể gây tai nạn lao động cho người làm việc ở dưới;
+ Sàn công tác không có thành chắn nên vật liệu hoặc dụng cụ làm việc có thể rơi xuống người làm việc ở dưới;
+ Sàn công tác quá yếu cũng là một trong những nguy cơ bị sập trong quá trình người và vật liệu ở trên sàn đó;
+ Không có thang lên xuống giữa các đợt tầng sàn của giàn giáo, người làm việc phải leo trèo trên các khung giáo và có thể bị trượt ngã;
– Bố trí giàn giáo ở những nơi nguy hiểm như ở bên trên miệng hố hoặc lỗ, khiến người làm việc khi trèo lên giáo có thể bị trượt ngã xuống hố hoặc lỗ đó;
– Giàn giáo bố trí gần các dây điện, nguy cơ gây điện giật cho người làm việc;
– Giàn giáo bị quá tải và biến dạng. Như vậy, khả năng chịu lực đã bị suy giảm. Nếu vẫn cố tình sử dụng giàn giáo đó, nguy cơ gây mất an toàn lao động là nó sẽ bị phá hoại nhanh chóng và làm sập đổ hệ giàn giáo;
– Sử dụng hệ giàn giáo treo không đúng yêu cầu về an toàn có thể dẫn tới tai nạn lao động;
– Bố trí công nhân làm việc trên các tầng giáo liền kề nhau theo một phương có thể gây tai nạn lao động do vật liệu hoặc dụng cụ rơi từ sàn làm việc tầng trên xuống sàn làm việc tầng dưới.
CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TAI NẠN LAO ĐỘNG DO NGÃ CAO
Yêu cầu đối với người làm việc trên cao
– Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe do cơ quan y tế cấp;
– Định kỳ hàng năm phải được kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần;
– Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, mạch, điếc hoặc mắt kém không được làm việc trên cao;
b) Có giấy chứng nhận đã được huấn luyện về an toàn lao động do chủ nhiệm công trình xác nhận
c) Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc theo chế độ quy định
d) Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật và nội quy an toàn lao động khi làm việc trên cao:
– Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã quy định;
– Việc đi lại và di chuyển chỗ làm việc phải được thực hiện đúng nơi, đúng tuyến quy định. Cấm leo trèo để lên xuống các tầng giáo hoặc tầng nhà. Cấm đi lại trên mặt tường, mặt rầm, thanh giàn hoặc các kết cấu lắp ghép khác;
– Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn;
– Không được đi dép không có quai hậu, guốc, giày cao gót khi làm việc;
– Trước và trong quá trình làm việc không được uống rượu, bia hoặc hút thuốc;
– Công nhân phải có túi dụng cụ và đồ nghề cá nhân. Cấm vứt hoặc ném các loại dụng cụ và đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống phía dưới;
– Khi trời tối, mưa to, giông bão hoặc có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, không được làm việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc rầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên;
– Cần bố trí công việc hợp lý, sao cho công nhân không phải đi lại hoặc di chuyển vị trí công tác nhiều lần trong ca làm việc.
Thực hiện giám sát, kiểm tra an toàn khi làm việc trên cao
– Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thi công, đội trưởng sản xuất và cán bộ chuyên trách an toàn lao động có trách nhiệm thường xuyên giám sát và kiểm tra tình hình an toàn lao động đối với những công việc làm ở trên cao để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng làm việc thiếu an toàn.
– Hàng ngày, trước khi làm việc, phải kiểm tra an toàn tại vị trí làm việc của công nhân, bao gồm kiểm tra tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an toàn và các phương tiện làm việc trên cao khác.
– Phải hướng dẫn cách móc dây an toàn cho công nhân.
– Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, mũ bảo hộ, giày và quần áo bảo hộ lao động.
– Khi kiểm tra hoặc trong quá trình làm việc, nếu phát hiện thấy có tình trạng nguy hiểm như sàn công tác yếu, giàn giáo bị quá tải,…. thì phải cho ngừng công việc và tiến hành khắc phục, sửa chữa ngay. Sau khi thấy đã bảo đảm an toàn mới cho công nhân tiếp tục làm việc.
– Thường xuyên theo dõi nhắc nhở công nhân chấp hành đúng kỷ luật lao động và nội quy an toàn lao động khi làm việc trên cao. Trường hợp đã nhắc nhở mà công nhân vẫn tiếp tục vi phạm nội quy an toàn lao động thì phải cho học tập và sát hạch lại về an toàn lao động, hoặc xử lý theo quy định.
Các biện pháp an toàn để phòng ngừa ngã cao phải được nghiên cứu, đề xuất và lập cùng với việc thiết kế các biện pháp thi công. Để phòng ngừa tai nạn ngã cao, biện pháp cơ bản nhất là phải trang bị lan can an toàn, các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, hoặc giàn giáo để tạo ra điều kiện làm việc an toàn.
– Tại vị trí làm việc trên cao mà không có lan can an toàn thì công nhân phải được trang bị dây an toàn, ví dụ khi làm việc trên mái nhà. Dây an toàn cũng như các đoạn dây để nối dài thêm, trước khi sử dụng lần đầu phải được thử nghiệm độ bền với một lực khoảng 300 KG trong thời gian 5 phút, nếu bảo đảm an toàn mới phát cho công nhân. Kiểm tra và thử nghiệm định kỳ sáu tháng một lần hoặc khi có nghi ngờ về chất lượng dây (ải, mục hoặc bị sờn nhiều vì cọ sát,…).
– Hệ thống thang nối phải được giữ chân một cách chắc chắn xuống nền để không cho thang lật đổ khi có tải trọng ngang bất ngờ xuất hiện (do gió lớn hoặc xe, máy va chạm vào) và bánh xe ở chân thang phải có hệ thống phanh.
– Khi dựng thang tựa, góc nghiêng của thang so với phuơng ngang khoảng 750, hay tỉ lệ giữa chiều cao và bề rộng khi dựng thang là 4:1, là hợp lý nhất.
– Chân thang luôn được đặt trên nền cứng, ngang bằng và phải được cố định chắc chắn. Không để dầu mỡ, đất, cát hay bùn bẩn ở vị trí đặt thang.
– Đầu thang cũng phải được cố định hoặc tì một cách chắc chắn vào công trình.
– Lưu ý vị trí đặt thang không bị ảnh hưởng bởi xe hoặc máy di chuyển trên công trường (như bị chạm phải); không bị đẩy bất ngờ tại vị trí cửa ra vào hoặc của sổ. Nếu không khắc phục được thì phải có người cảnh giới phía dưới.
– Luôn xem xét và cân nhắc khả năng thang bị quá tải do người và dụng cụ làm việc, như thang bị võng, bị nứt,…
– Khi làm việc, không nên đứng trên 3 bậc trên cùng của thang.
– Không nên làm việc trong tư thế bị với. Luôn giữ cho người được thẳng theo vị trí các bậc thang trong khi làm việc.
– Tuyệt đối tránh trường hợp đứng làm việc ở trên thang như trên hình 1.a) vì khi đó, người làm việc có thể bị mất thăng bằng và ngã. Nên xoay lại thang hoặc dùng loại thang khác phù hợp, sao cho toàn bộ phía trước của người làm việc hướng về phía công việc, như trong hình 1.b).
Hình 1: Cách đứng làm việc trên thang
– Đối với những công việc làm ở trên cao phải sử dụng các loại giàn giáo tùy theo dạng công việc, vị trí, độ cao và kinh phí mà chọn loại giàn giáo sử dụng phù hợp như giáo tre, thép ống hoặc giáo treo.
– Khi lắp dựng giàn giáo, mặt đất hay mặt nền phải bằng phẳng, ngang bằng, ổn định và không lún sụt. Trong nhiều trường hợp phải san phẳng, đầm chặt và đặt các tấm gỗ kê dưới các chân giáo. Yêu cầu của nền là phải chịu được ít nhất 4 lần tải trọng tại một chân giáo.
– Dựng hoặc đặt các cột hoặc khung giàn giáo phải bảo đảm thẳng đứng và bố trí đủ các giằng neo theo yêu cầu của thiết kế. Tuyệt đối không được neo vào các bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, ban công, mái đua, hoặc ống thoát nước công trình.
– Giàn giáo bắt buộc phải có hệ thống giằng chéo để giữ ổn định cho cả hệ giàn giáo.
– Phải có lưới hay ván gỗ để ngăn không cho vật liệu rơi xuống người làm việc ở dưới.
– Hệ giàn giáo phải cách xa các đường dây điện ít nhất là 6m.
– Sàn thao tác có độ cao từ 1,5m trở lên so với nền phải có lan can an toàn, đặc biệt là ở các tầng giáo. Lan can an toàn phải có chiều cao tối thiểu 1m so với mặt sàn công tác và có ít nhất 2 thanh ngang để phòng ngừa người ngã cao.
– Sàn làm việc bằng gỗ thì phải dày ít nhất là 30mm, không mục, mọt hoặc nứt gãy.
– Khe hở của các tấm ván sàn làm việc nếu lớn hơn 10mm thì phải có tấm đậy, tốt nhất là không để chúng lớn hơn 10mm.
– Các lỗ trống trên sàn làm việc phải có lan can chắn xung quanh.
– Để đảm bảo an toàn cho công nhân đi lại, lên xuống giữa các tầng nhà, cũng như lên xuống các tầng trên giàn giáo phải có cầu thang tạm. Trường hợp tốt nhất là thi công tầng nào làm luôn cầu thang ở tầng đó để công nhân có lối lên, xuống các tầng, hoặc phải bắc thang tạm vững chắc.
– Mặt sàn thao tác không được trơn trượt. Nếu sàn làm việc là kim loại thì phải sử dụng loại có gân tạo nhám.
– Không được làm việc đồng thời trên hai tầng sàn giàn giáo theo cùng một phương thẳng đứng mà không có biện pháp bảo đảm an toàn.
– Khi vận chuyển vật liệu lên giàn giáo bằng cần trục, không được để cho vật liệu va chạm vào giàn giáo. Khi vật liệu còn cách mặt sàn thao tác khoảng 1m, phải hạ vật từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn làm việc.
– Khi trời mưa to, giông bão hoặc gió mạnh cấp 6 trở lên, không được làm việc trên giàn giáo.
– Lúc tối trời hoặc vào ban đêm, chỗ làm việc và lối đi lại phải bảo đảm được chiếu sáng đầy đủ.
– Hệ giàn giáo cao làm bằng kim loại, nhất thiết phải có hệ thống chống sét được tính toán bởi những người có chuyên môn.
– Đối với hệ giàn giáo treo và nôi treo, phải lắp đặt và cố định dây treo vào các bộ phận kết cấu vững chắc của công trình. Hệ thống này phải được tính toán bởi kỹ sư công trường hoặc tuân theo qui định của nhà sản xuất hệ giáo treo.
(Nguồn tin: ATVSLĐ trong thi công xây dựng, NXB Lao động, 2008)
UNICEF hoạt động để giải quyết vấn đề lao động trẻ em thông qua cách tiếp cận hệ thống, tập trung chính vào công tác phòng ngừa. Mục tiêu của 'phương pháp tiếp cận hệ thống' là tạo dựng một môi trường sống mà trẻ em gái và trẻ em trai không bị bạo lực và bóc lột.
Nỗ lực của chúng tôi nhằm phát triển và củng cố hệ thống bảo vệ trẻ em thông qua bồi dưỡng năng lực và thúc đẩy nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ xã hội, tăng cường công tác điều phối, cải thiện hoạt động quản lý trường hợp và cơ chế chuyển tuyến giữa các ban ngành, hỗ trợ kịp thời cho trẻ em tham gia lao động và trẻ em có nguy cơ tham gia lao động.
Chúng tôi cũng tập trung vào việc tăng cường các sáng kiến về kỹ năng làm cha mẹ và giáo dục cộng đồng nhằm giải quyết các chuẩn mực xã hội có hại khiến trẻ em tiếp tục lao động, đồng thời hợp tác với chính quyền địa phương và trung ương để ngăn chặn bạo lực, bóc lột và xâm hại trẻ em.
Mục tiêu của 'phương pháp tiếp cận hệ thống' là tạo dựng một môi trường sống mà trẻ em gái và trẻ em trai không bị bạo lực và bóc lột.
Khối tư nhân ngày càng có vai trò lớn hơn trong hoạt động bảo vệ trẻ em và cải thiện cuộc sống của các em. UNICEF vận động khối tư nhân chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc ngăn ngừa và giải quyết vấn đề lao động trẻ em bằng cách nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ về quyền trẻ em và kinh doanh , tập trung vào phòng ngừa lao động trẻ em và khắc phục, tạo việc làm bền vững, bảo vệ người lao động trẻ tuổi và phát triển kỹ năng cho trẻ em trai và trẻ em gái.
Chúng tôi cũng đặt mục tiêu đảm bảo trẻ em đưa trẻ em tham gia lao động được quay trở lại trường học một cách an toàn. UNICEF hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục có chất lượng và cung cấp các dịch vụ xã hội toàn diện để đảm bảo trẻ em và gia đình được bảo vệ.
Gia tăng tình trạng lao động trẻ em
Theo UN News, Hội nghị toàn cầu lần thứ năm về xóa bỏ lao động trẻ em được tổ chức tại thành phố cảng Durban của Nam Phi từ ngày 15 đến 20/5. Được tổ chức dưới sự phối hợp giữa ILO, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Bộ Việc làm và Lao động Nam Phi, đây là lần đầu hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em diễn ra tại một nước châu Phi, khu vực có số lượng lao động trẻ em cao nhất thế giới và cũng là nơi có tiến độ xóa bỏ tình trạng trẻ em tham gia lao động chậm nhất.
Số liệu do ILO cung cấp cho thấy, tỷ lệ trẻ em là nạn nhân của lao động trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara là hơn 23%, cao hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Lao động trẻ em tại châu Phi xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ lệ đến 70%.
Bốn hội nghị toàn cầu trước đó về xóa bỏ lao động trẻ em được tổ chức tại Buenos Aires (2017), Brasilia (2013), The Hague (2010) và Oslo (1997), nhằm nâng cao nhận thức của nhân loại về vấn đề này, cũng như đánh giá tiến độ, huy động nguồn lực và thiết lập định hướng chiến lược cho phong trào toàn cầu chống lao động trẻ em.
Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nhấn mạnh, lao động trẻ em là kẻ thù của sự phát triển trẻ em và sự tiến bộ của nhân loại. Tổng thống Nam Phi cho rằng: “Không một nền văn minh nào, không một quốc gia nào và không một nền kinh tế nào có thể tự coi là đi đầu trong sự tiến bộ nếu sự thành công và giàu có được tạo dựng từ trẻ em”.
Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder cũng nhấn mạnh rằng, lao động trẻ em là vi phạm quyền cơ bản của con người. Theo ILO, tiến bộ toàn cầu về ngăn chặn tình trạng lao động trẻ em lần đầu bị đình trệ năm 2020, sau hai thập niên đi đúng hướng. Năm 2000 từng ghi nhận khoảng 245 triệu trẻ em, tương đương 16% tổng số trẻ em trên thế giới phải tham gia lao động. Con số này đã giảm rất nhiều sau những nỗ lực của các tổ chức quốc tế cũng như chính phủ các nước.
Năm 2020, Công ước 182 của ILO về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, một văn kiện lịch sử nhằm chống lại tình trạng lao động trẻ em, đã nhận được sự phê chuẩn toàn cầu. Công ước 138 về độ tuổi lao động tối thiểu cũng đã được phần lớn quốc gia thành viên ILO phê chuẩn. Gần đây nhất, LHQ đã chọn năm 2021 là Năm Quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em. Với khung pháp lý, cùng cơ hội giáo dục, bảo trợ xã hội và hỗ trợ cải thiện sinh kế, các quốc gia thành viên ILO đã giảm khoảng 86 triệu lao động trẻ em kể từ năm 2000. ILO hiện hoạt động tại hơn 60 quốc gia để hỗ trợ các chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động trong việc xóa bỏ lao động trẻ em.
Tuy nhiên, kể từ năm 2016, các số liệu về tình trạng lao động trẻ em có xu hướng tăng dần trở lại. Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder cho biết, với những tác động tiêu cực cao gấp bốn lần so cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Covid-19 đã gây ảnh hưởng mạnh đến cuộc chiến chống lại lao động trẻ em. Các biện pháp phong tỏa nhằm phòng, chống dịch buộc các công xưởng, nhà máy ngừng hoạt động, vì vậy trẻ em cũng được ngừng làm việc. Tuy nhiên, khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ, các gia đình nghèo lại càng dễ bị tổn thương hơn và càng có nhiều trẻ em phải làm việc.
Theo ước tính của ILO, có tới hơn một nửa trong số 160 triệu trẻ em đang phải tham gia lao động trong độ tuổi từ 5 đến 11. Đại dịch Covid-19 đã khiến gần chín triệu trẻ em phải lao động. Tổng Giám đốc ILO nhấn mạnh, thế giới chỉ còn ba năm để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, trong đó kêu gọi xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025.
Giám đốc điều hành Liên đoàn người sử dụng lao động Kenya Jacqueline Mugo cho rằng, các nguyên nhân sâu xa của lao động trẻ em bao gồm nghèo đói, hạn chế tiếp cận giáo dục, yếu kém hoặc thiếu bảo trợ xã hội, thiếu thanh tra lao động và quản lý yếu kém.
Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder cũng nhận định, nghèo đói là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em phải tham gia lao động. Hơn hai phần ba số trẻ em tham gia lao động hiện nay làm việc cùng cha mẹ. Ông Guy Ryder cho rằng, giải pháp hữu ích giúp chống lại lao động trẻ em chính là giáo dục và đẩy mạnh tiếp cận giáo dục. Bên cạnh đó, bảo trợ xã hội, hỗ trợ thu nhập cho các gia đình nghèo giúp tránh được tình trạng lao động trẻ em.
Các trang trại gia đình và doanh nghiệp phụ thuộc sức lao động của con cái họ cần được hỗ trợ nhiều hơn để cải thiện sinh kế. Thúc đẩy sinh kế nông thôn đầy đủ, giúp người lao động và doanh nghiệp nhỏ cùng phát huy lợi ích, đa dạng hóa nền kinh tế và môi trường kinh doanh phù hợp để tạo việc làm tốt, đầu tư vào cơ sở hạ tầng dịch vụ cơ bản sẽ tạo điều kiện cho toàn bộ cộng đồng vươn lên thoát nghèo và chấm dứt lao động trẻ em.
Các số liệu của ILO cho thấy, rõ ràng rằng trình độ học vấn của các phụ huynh là yếu tố quyết định trong việc ngăn ngừa lao động trẻ em. Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục có chất lượng bình đẳng cho trẻ em gái cũng vô cùng quan trọng. Trẻ em gái phải được bảo vệ khỏi kết hôn sớm và khỏi “gánh nặng kép” của công việc bên ngoài gia đình, cũng như công việc nội trợ trong gia đình.
Cao ủy châu Âu về hợp tác quốc tế Jutta Urpilainen cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ đầu tư 10 triệu euro để góp phần giải quyết tình trạng lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng. EU đang tích cực làm việc với ILO và các tổ chức quốc tế khác để chia sẻ kinh nghiệm cũng như các số liệu và triển khai các dự án liên quan.
Bà Anousheh Karvar, Chủ tịch Liên minh 8.7 - một liên minh toàn cầu của các chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và tổ chức quốc tế nhằm chống lại lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, cũng kêu gọi sự đoàn kết để chấm dứt lao động trẻ em. Bà Anousheh Karvar chỉ ra ba điểm mà các chính phủ cần hành động, bao gồm xóa bỏ lao động trẻ em phải được đặt là ưu tiên hàng đầu, xây dựng các kế hoạch hành động quốc gia với các chỉ số rõ ràng để thể hiện sự tiến bộ và thúc đẩy sự đoàn kết để phát triển kinh tế-xã hội.
Trong khi đó, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cũng chỉ ra sáu điểm mà cộng đồng toàn cầu phải hành động để thể hiện cam kết sâu rộng nhằm chấm dứt lao động trẻ em. Thứ nhất, phải bảo đảm tất cả các quốc gia thực hiện đầy đủ Công ước của ILO về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Thứ hai, cần tăng cường khả năng tiếp cận phổ cập đối với bảo trợ xã hội, đặc biệt tập trung vào trẻ em và những người dễ bị tổn thương. Bằng cách cung cấp hỗ trợ cơ bản cho các gia đình có trẻ em, có thể làm giảm nhu cầu buộc trẻ phải lao động. Thứ ba, phải hướng tới nền giáo dục miễn phí, bình đẳng và có chất lượng cho mọi trẻ em, để mọi trẻ em đều có cơ hội học tập và cải thiện đời sống vật chất của mình. Thứ tư, cần tăng cường các nỗ lực để chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử đối với trẻ em gái, đặc biệt đối với các công việc giúp gia đình và tiếp cận giáo dục. Thứ năm, phải nỗ lực mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu và không bỏ các quốc gia nghèo lại phía sau. Cuối cùng, cần bảo đảm rằng, các công ty và người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về lao động trẻ em và tác động của tình trạng này, đồng thời thông qua các quyết định mua hàng và đầu tư của mình để thể hiện việc không ủng hộ các hành vi bóc lột lao động.
Thông qua Lời kêu gọi hành động Durban về xóa bỏ lao động trẻ em, các nước hy vọng vạch ra lộ trình và những cam kết cụ thể hơn, hướng tới xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2025.