Du lịch ở nông thôn là loại hình du lịch được tổ chức tại vùng, khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ. Du lịch ở nông thôn ưu ái không gian mở, ưu ái sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên gắn với đặc điểm nổi bật, văn hóa vùng miền và địa phương.

Dấu ấn Cuộc thi "Vườn đẹp trang trại kiểu mẫu"

Xin giới thiệu cùng bạn đọc phóng sự Dấu ấn Cuộc thi "Vườn đẹp trang trại kiểu mẫu" của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa do Đài PTTH Thanh Hóa thực hiện.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Tại cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo Thực trạng và định hướng phát triển du lịch nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đề xuất tiếp tục xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển du lịch trang trại. Trong đó cần sự phối hợp của các bộ, ngành có liên quan khác.

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép nội dung phát triển du lịch nông thôn vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho rằng, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trong xu thế chung phát triển của nhiều địa phương đang triển khai và đã cho thấy những hiệu quả trong thúc đẩy phát triển nông thôn, chuyển biến trong đời sống nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trong giai đoạn tới, để phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, cần có các định hướng giải pháp phát triển đảm bảo các nguyên tắc về tôn trọng văn hóa địa phương, chia sẻ lợi ích, phát triển bền vững và có trách nhiệm. Các mô hình phát triển du lịch nông thôn phải phù hợp với thực tế của từng vùng, từng địa phương.

​Nhằm đảm bảo cho lòng sông, kênh, rạch trên địa bàn được thông thoáng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo dòng chảy, tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khi mùa khô hạn đang vào cao điểm, ngày 19-3-2023.

Hợp tác với Hàn Quốc trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cùng tham dự lễ ký kết, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

Các hoạt động hợp tác chủ yếu là đào tạo, nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước mắt sẽ đào tạo cán bộ về lĩnh vực thủy lợi, vận hành và duy tu bảo dưỡng hạ tầng nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông thôn, tổ chức các hội thảo chuyên đề và huy động thêm nguồn lực để thực thi thỏa thuận.

Mặc dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, song đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước.

KRC là một doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc, hoạt động phi lợi nhuận. KRC được Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để cấp viện trợ quốc tế, nhưng đằng sau KRC là một loạt các doanh nghiệp tư nhân của Hàn Quốc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Thỏa thuận này hy vọng sẽ mở ra một kênh kết nối giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc trong xây dựng nông thôn (phong trào Saemaul Undong), trong đó nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao năng lực và tăng cường tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng, tăng cường năng lực lãnh đạo nông dân, đảm bảo tính minh bạch. Chính phủ cần có chính sách động viên những tập thể, cá nhân làm tốt, cùng với đó là sự quyết liệt của các Bộ, ngành cùng nhau xây dựng và phát triển nông thôn.​/.

MÔ HÌNH DU LỊCH NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN

Tại Hà Nội, Trang trại Đồng Quê, huyện Ba Vì, là một địa chỉ du lịch nông thôn quen thuộc của nhiều học sinh. Đến với trang trại, các em được trải nghiệm không gian làng Việt xưa với ngôi nhà mái ngói, cái cuốc, cái cày, cối xay gạo. Được làm quen với nghề nông khi tự tay bắt cá, trồng rau, thu hoạch nông sản, chế biến món ăn dân dã...

Để tăng sức hấp dẫn du khách, chủ Trang trại Đồng Quê đã thiết kế một chương trình trải nghiệm rất thú vị, phối hợp với cư dân bản địa đưa khách tham quan làng nghề thuốc nam của đồng bào Dao, thưởng thức múa cồng chiêng của người Mường tại các bản làng lân cận.

“Em đã có dịp cùng bố mẹ du lịch đến trang trại này. Việc tham gia các hoạt động đồng quê vô cùng thú vị”, Nguyễn Khánh Chi, học sinh lớp 11 Trường trung học phổ thông Xuân Phương, Hà Nội nhận xét.

Cũng như trang trại Đồng Quê, Công viên nông nghiệp Long Việt rộng 120.000m2 tại xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, cũng là một địa chỉ không mấy xa lạ của nhiều gia đình, trường học trên địa bàn Hà Nội.

Cùng với những ngôi nhà truyền thống và không gian được thiết kế gợi nhớ đến làng quê Bắc Bộ xưa, du khách được tham gia các trò chơi dân gian như úp nơm bắt cá, bịt mắt đập niêu, chèo thuyền thúng..., trải nghiệm việc cuốc đất trồng rau, cấy lúa, thu hoạch cà chua...

Ngoài hai mô hình trên còn có nhiều mô hình tương tự như tại Đông Anh, Ứng Hòa, Thạch Thất... Các mô hình du lịch nông thôn này đều có chung một đặc điểm là dựa trên những lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, diện tích rộng, nhiều sản vật địa phương và các làng nông nghiệp lâu đời. Đó là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch nông nghiệp.