SKĐS - Phản ánh của người dân xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội đến báo Sức khỏe&Đời sống cho biết, theo kế hoạch, dự án cải tạo, sửa chữa cơ sở 2, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương dự kiến triển khai năm 2017 và giữa năm 2018 sẽ đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Thế nhưng đến nay, dự án vẫn dậm chân tại chỗ gây bức xúc trong dư luận.

TRIỂN KHAI PHẦN MỀM TRUY XUẤT ĐIỆN TỬ CHO XUẤT KHẨU

Trả lời báo chí về việc Ấn Độ đang xem xét gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo của nước này vào cuối năm nay, liệu có ảnh hưởng gì đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, ông Nguyễn Như Cường cho rằng Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo với tỷ trọng chiếm khoảng 40% sản lượng gạo xuất khẩu trên thế giới, nên việc nước này gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo có thể ảnh hưởng đến sản lượng và giá gạo xuất khẩu trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Chia sẻ về những thách thức đối với ngành trồng trọt từ nay đến cuối năm 2024, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho biết thêm, những ngành hàng lớn như: cà phê, hồ tiêu sẽ không có gì ảnh hưởng bởi sản lượng xuất khẩu trong niên vụ 2023-2024 đã được thu hoạch. Riêng đối với mặt hàng rau quả và gạo, nếu không có yếu tố bất thường về thời tiết và dịch bệnh ở miền Nam thì sẽ đảm bảo kế hoạch và mục tiêu đề ra.

Theo ông Cường, trong nửa đầu năm 2024, cả nước gieo cấy 5,03 triệu ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước; thu hoạch 3,48 triệu hecta, tăng 0,5%; năng suất bình quân 67,1 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng trên diện tích đã thu hoạch 23,3 triệu tấn, tăng 1,6%... Trong nửa cuối năm 2024, Cục Trồng trọt tập trung chỉ đạo sản xuất lúa vụ hè thu, vụ thu đông và vụ mùa phù hợp với diễn biến thời tiết và thị trường, đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để đạt các mục tiêu đã đề ra, trong đó có mục tiêu xuất khẩu, ngành nông nghiệp chú trọng phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ các rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông, lâm, thủy sản...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 27-2024 phát hành ngày 01/07/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Gia đình anh Dương Văn Lương ở thôn 7 xã Xuân Bình, huyện Như Xuân có 4 ha cao su đang ở thời kì thu hoạch mủ. Từ đầu năm đến nay, giá mủ cao su mua tại vườn có giá giao động từ 18- 22 nghìn đồng 1 kg, cao hơn 8 -10 nghìn đồng 1kg so với cùng kì năm ngoái. Với giá bán như hiện nay, 4 ha cao su của gia đình anh Lương sẽ thu trên 10 tấn mủ trị giá trên 200 triệu đồng.

Anh Dương Văn Lương, thôn 7, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bà con làm cao su rất phấn khởi, bình quân 1 ha làm cao su của người mang lại thu nhập tháng 7-9 triệu. So với cùng kì năm ngoái tăng gần gấp đôi, thu đến đâu thương lái đến mua gọn. Cuộc sống người trồng cao su ổn định hơn".

Trong những năm qua khi giá cao su xuống thấp, nhiều hộ gia đình không mặn mà chăm sóc và khai thác, huyện Như Xuân đã tập trung chỉ các địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân khắc phục khó khăn giữ diện tích cao su, không chặt bỏ chuyển sang trồng cây khác.

Như Xuân hiện có trên 2579 ha cây cao su đang cho thu hoạch mủ. Với giá bán từ 18- 22 nghìn đồng 1kg mủ tươi như hiện nay thì mỗi ha cao su khai thác tích cực sẽ cho doanh thu từ 75-80 triệu đồng 1 ha.

Ông Ngô Hải Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bà con trồng cao su rất phấn khởi, với giá cao su hiện tại rơi vào khoảng 20-22 ngàn 1 kg. Địa phương sẽ chỉ đạo cho bà con tập trung chăm sóc bón phân đảm bảo duy trì diện tích đang khai thác, đối với diện tích đã hết thời gian khai thác có thể trồng lại mới".

Ông Nguyễn Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Không biết giá cao su tăng có giữ được lâu dài hay không, trước mắt Nhân dân phấn khởi. Xã tuyên truyền vận động Nhân dân cây cao su là loại cây chủ lực đảm bảo cho cho phát triển kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn có 380 ha đang khai thác, dự kiến bình quân cho thu nhập từ 70-100 triệu đồng 1 năm".

Trong thời gian tới, huyện Như Xuân tiếp tục chỉ đạo các hộ trồng cao su chăm sóc, khai thác đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả lâu dài của cây công nghiệp này.