Làng Tỷ Phú Ở Nam Định
(Baonghean.vn )- Những ngôi làng tỷ phú này đều có xuất phát điểm từ nghèo khó. Nhưng nhờ sự năng động, chí thú làm ăn của người dân, hiện những ngôi làng này đã có tiếng ở xứ Nghệ bởi sự giàu có.
Xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình
Từ những đụn cát nối liền nằm sát biển không có người ở, nay về làng “Xê un” (Seoul) tỉnh Quảng Bình, mỗi lô đất được đấu từ 600 trăm triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Làng giờ thấy toàn nhà khang trang mọc lên san sát, nhưng… vắng bóng đàn ông.
Quảng Bình có Làng “xuất ngoại”
Làng “Xê un” (Seoul) nằm ở thôn Nhân Quang, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Hồi trước, nơi đây chỉ là một bãi đất trống toàn cát không có người, trong khi ở trung tâm xã biển Nhân Trạch thì chật kín. Vì vậy, chính quyền địa phương đã khuyến khích và cấp đất cho những đôi vợ chồng mới ra riêng đến ở. Gia đình anh Dương Quang Cường (47 tuổi) là một trong những người đầu tiên đến sinh sống tại đây từ năm 1998.
“Được một năm thì chính quyền địa phương kêu gọi người dân trong xã đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Thời thế khó khăn nên tôi đăng ký đi 5 năm, về quê xây được căn nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi”, anh Cường nói.
Thấy ai đi về cũng có vốn làm ăn, xây nhà to nên nhiều người trong làng cũng làm hồ sơ xin đi. Rồi những ngôi nhà cao tầng mọc lên càng nhiều, cứ nhà nào có người đi xuất khẩu lao động là to đẹp khang trang. Khoảng năm 2009 thì nhà cửa san sát, cái tên làng “Xê un” cũng từ đó mà ra.
Mặc dù vậy, hầu hết các nhà đều trong tình trạng “cửa đóng then cài” và rất khó bắt gặp đàn ông trong làng. Ông Phạm Văn Khiển, trưởng thôn Nhân Quang cho biết, cả thôn có gần 260 hộ với hơn 1.100 nhân khẩu nhưng có đến gần 200 người dân Quảng Bình đang đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, trong đó chủ yếu đi Hàn Quốc.
Những thanh niên còn lại, vì lý do sức khỏe không xuất ngoại được thì đều đi biển. Bởi vậy, người trong thôn hầu hết đều là người già, trung niên lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em. “Gia đình tôi cũng có 3 đứa con xuất ngoại, hàng tháng gửi tiền về cho vợ chồng tôi làm nhà, chăm cháu”, ông Khiển nói.
Vợ xuất ngoại thăm chồng mới… có con
Ở làng “Xê un”, cảnh chồng xuất ngoại để vợ, ba mẹ ở nhà nuôi con, nuôi cháu không hiếm. Chị Phạm Thị Hương (SN 1980) có chồng đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, kể, vợ chồng chị lấy nhau được 3 tháng thì chồng xuất ngoại. Đến nay đã hơn 7 năm nhưng vợ chồng chị chỉ gặp nhau chủ yếu qua điện thoại.
Tính ra, sau 7 năm kết hôn, vợ chồng chị chỉ ở chung với nhau được 3 tháng. “Vì cuộc sống nên phải chấp nhận như vậy thôi, chẳng ai muốn cả, lâu lâu chị lại mua vé du lịch qua Hàn Quốc thăm chồng”, chị Hương tâm sự.
Theo chị Hương, làng “Xê un” tỉnh Quảng Bình có rất nhiều trường hợp giống như gia đình chị. Có nhiều người đi biền biệt mười mấy năm, khi đi con còn học mẫu giáo đến lúc về con sắp học hết cấp 3 và chuẩn bị làm hồ sơ xuất ngoại.
Vợ chồng chị Trương Thị Thủy (SN 1976), lấy nhau được ít tháng thì anh đi nước ngoài. Đi mấy năm không được về nên vợ chồng anh chị mãi chưa có con. Năm 2013, chị cùng một số chị em trong xã mua vé máy bay xuất ngoại thăm chồng. Ở với nhau được một tuần thì chị về nước và không lâu sau đó thì sinh được một đứa con trai.
Có nhiều người lập gia đình rồi mới xuất ngoại, nhưng cũng có thanh niên đi khi vừa mới tốt nghiệp THPT. Mải làm ăn nên yêu và lập gia đình đều qua điện thoại, tranh thủ thời gian về cưới vợ rồi lại đi làm ăn nên muộn đường con cái.
Vì chồng đi nước ngoài nên việc xây dựng nhà cửa cũng một tay người phụ nữ quán xuyến, lo liệu. Giờ con cái học hết cấp 3, nhiều em cũng không có ý định học tiếp mà chuyển sang học tiếng để đi xuất khẩu lao động.
Đi xuất khẩu lao động cũng là một cách để đổi đời, có người may mắn trả được nợ, kiếm vốn về gần vợ gần con nhưng cũng có nhiều người đi lâu năm vẫn nợ nần chồng chất, thậm chí có người còn bỏ mạng nơi xứ người. Ở làng “Xê un” ở Quảng Bình, đằng sau mỗi ngôi nhà khang trang là một giấc mơ, và trong những giấc mơ ấy chứa biết bao mồ hôi nước mắt của những phận đời xa xứ.
Xuất khẩu lao động ở Quảng Bình: Một thực trạng đang diễn ra ở một số địa phương tại tỉnh ta là chính sách ưu đãi của nhà nước hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quyết định 470/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa được các cấp các ngành, người lao động và doanh nghiệp quan tâm.
Thực trạng xuất khẩu lao động Quảng Bình
Xuất khẩu lao động ở Quảng Bình có vai trò to lớn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Thực tiễn cho thấy địa phương nào biết huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động thì đã gặt hái được nhiều thành tựu trên lĩnh vực này. Theo nhận xét của các nhà quản lý kinh tế, xuất khẩu lao động là một trong những “cứu cánh” của hoạt động phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương, nhiều hộ gia đình ở tỉnh ta. Xuất khẩu lao động vừa tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động vừa giáo dục tác phong công nghiệp cho người tham gia xuất khẩu lao động.
Với sự chỉ đạo tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân làm công tác xuất khẩu lao động, trong năm 2012, toàn tỉnh Quảng bình đã có 2.090 lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể: Malaixia: 240 người; xkld Đài Loan: 344 người; Hàn Quốc: 368 người; Nhật Bản: 93 người; Singapo: 10 người; CH Séc: 23 người; Quatar: 32 người; UAE: 20 người; MaCao: 60 người; CHLB Nga: 215 người; CHDCND Lào: 161 người; các nước khác: 506 người.
Dẫn đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình là huyện Bố Trạch với 1.121 người; tiếp đến là huyện Quảng Trạch: 355 người; thành phố Đồng Hới: 342 người… Bài học thành công ở Bố Trạch trong công tác xuất khẩu lao động năm qua là biết huy động mọi nguồn lực cho công tác này. Ông Châu Đại Dương, Phó trưởng Phòng LĐTBXH huyện Bố Trạch cho biết: “Từ khi luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực, huyện đã xây dựng đề án xuất khẩu lao động đồng thời thành lập ban chỉ đạo xuất khẩu lao động từ cấp huyện đến cấp xã.
Tiêu biểu trong công tác xuất khẩu lao động của huyện Bố Trạch – Quảng Bình năm 2012 là xã Bắc Trạch 337 người, Thanh Trạch 278 người, Đại Trạch 215 người, Hải Trạch 158 người…Xuất khẩu lao động đã đưa về nguồn ngoại tệ đáng kể góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân trong huyện. Một số người tham gia xuất khẩu lao động về nước đã tổ chức sản xuất kinh doanh và tham gia tích cực trong phong trào từ thiện nhân đạo…”. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện Bố Trạch đã kịp thời nắm bắt các văn bản, nghị định của Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan để quản lý chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động.
Trong quá trình xúc tiến công tác xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Bình đã hình thành mối liên thông trong tạo nguồn và quản lý lao động giữa địa phương và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về tuyển lao động. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện đã có giao dịch và liên hệ chặt chẽ với 15 doanh nghiệp, đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động. Đồng thời phối hợp với các công ty, đơn vị trực tiếp về các địa phương mở hội nghị để khai thác nguồn lao động. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện Bố Trạch đã phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động mở các lớp đào tạo nghề, học định hướng, học ngoại ngữ tại chỗ cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi sang làm việc tại các nước sở tại.
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành kế hoạch mỗi năm đưa từ 2.400 đến 2.700 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn, giai đoạn 2017-2020. Qua đó, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo tham gia XKLĐ đến năm 2020 lên trên 65%.
Theo đó, mục tiêu của kế hoạch này là tăng số lượng lao động từ đủ 18 đến 39 tuổi đi tham gia lao động có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng; người lao động thuộc hộ gia đình ở địa bàn bị thiệt hại do sự cố môi trường biển nhằm giải quyết việc làm; nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động; góp phần giảm nghèo bền vững.
Để thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra, các đơn vị liên quan sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (XKLĐ); nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, hội đoàn thể, các trung tâm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trong công tác tuyên truyền, vận động người dân Quảng Bình tích cực tham gia đi XKLĐ…
Được biết, người lao động có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ vay vốn… theo quy định của Nhà nước.
Cùng với việc chọn đơn hàng, đào tạo nghề, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện còn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Ngân hàng NN và PTNN tỉnh Quảng Bình tạo điều kiện cho hàng nghìn lao động được vay vốn. Với cách làm đó, cùng với sự năng động sáng tạo của người dân đã đưa đến cho huyện Bố Trạch những thành công trên lĩnh vực xuất khẩu lao động trong năm 2012.
Những khó khăn đặt ra trong hoạt động xkld ở Quảng Bình
So với nhiều năm trước, năm 2012 cho thấy những khó khăn lớn làm cản trở hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Quảng Bình. Ngoài huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới là những địa phương vượt chỉ tiêu kế hoạch, còn lại 5 huyện khác đều có mức thực hiện rất thấp. Huyện Lệ Thủy chỉ có 55 người được đi lao động ở nước ngoài. Thấp nhất trong toàn tỉnh vẫn là huyện Minh Hóa, cả năm 2012 mới chỉ có vẻn vẹn 5 người đi xuất khẩu lao động. Nguyên nhân bắt đầu từ nhiều phía.
Người dân Minh Hóa còn thiếu thông tin và chưa mấy mặn mà với công tác xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Bình .Việc tuyển chọn lao động trên địa bàn huyện Minh Hóa có những khó khăn lớn như vụ việc Công ty dịch vụ XKLĐ chuyên gia Thanh Hóa – Chi nhánh Hà Tĩnh có dấu hiệu lừa đảo với người lao động Minh Hóa chưa được các ngành quan tâm giải quyết dẫn đến người lao động bị mất niềm tin vào việc tham gia đăng ký xuất khẩu lao động; Một số lao động đã vay tiền nhưng không đi, một số lao động không đủ sức khỏe, ý thức chấp hành lao động kém nên bị kỷ luật trả về nước làm ảnh hưởng niềm tin đối với người lao động. Bên cạnh đó, chất lượng lao động của huyện còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động có thu nhập cao.
Hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động thể hiện ở sự thiếu thông tin về thị trường lao động thế giới. Đến nay tỉnh ta vẫn chưa có doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận nhu cầu thị trường các nước. Một số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp giấy phép về tuyển lao động trên địa bàn chưa có đủ thông tin cần thiết, cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, các loại phí môi giới, dịch vụ cũng như điều kiện tuyển chọn, thời gian xuất cảnh. Mặt khác, một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, không tạo được uy tín, gây mất lòng tin với người lao động.
Cũng phải thấy rằng, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là chất lượng nguồn lao động tỉnh Quảng Bình còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ, tay nghề của người lao động còn thấp, một số chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước, đặc biệt các thị trường đòi hỏi có tay nghề, ngoại ngữ cao. Người lao động trong diện xuất khẩu thường thuộc đối tượng hộ nghèo trong khi một số thị trường có chi phí ban đầu cao, điều này dẫn tới những hệ lụy khó lường khi công việc xuất ngoại không được suôn sẻ. Bởi thực tế có những trường hợp người lao động phải vay nóng với lãi suất cao nhưng chuyện đi xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình không thành đành phải chịu cảnh đã nghèo càng nghèo thêm.
Một thực trạng đang diễn ra ở một số địa phương tại tỉnh ta là chính sách ưu đãi của nhà nước hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quyết định 470/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa được các cấp các ngành, người lao động và doanh nghiệp quan tâm. Một số địa phương báo cáo số liệu chưa chặt chẽ, còn thiếu chính xác dẫn đến công tác tổng hợp, tham mưu các chính sách cho UBND, Bộ LĐTBXH còn thiếu kịp thời, hiệu quả chưa cao.
Những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu lao động ở Quảng Bình
Theo kế hoạch, trong năm 2013, Quảng Bình đưa 2.300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể huyện Bố Trạch 700 lao động, Quảng Trạch 600 lao động, Đồng Hới 310 lao động, Lệ Thủy 220 lao động, Quảng Ninh 200 lao động, Tuyên Hóa 120 lao động, Minh Hóa 120 lao động. Đây không là vấn đề không đơn giản. Bởi trong bối cảnh khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, tại nhiều nước đã xuất hiện tình trạng mất việc làm, lương thấp, nhiệm vụ xuất khẩu lao động tỉnh nhà đặt ra với nhiều thách thức khó lường.
Trước tình hình này, công tác xuất khẩu lao động ở Quảng Bình cần được sự chung tay của các cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể xã hội. Trong một hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2013, ông Phạm Xuân Bình, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH nêu rõ: “Giải pháp quan trọng cần đẩy mạnh là tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến tận người dân các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về xuất khẩu lao động, chỉ thị của UBND tỉnh Quảng bình về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng nhiều hình thức; chỉ đạo chính quyền các huyện, thành phố phối hợp với các doanh nghiệp thông tin đầy đủ cho người lao động về nhu cầu, điều kiện thị trường, tiêu chuẩn tuyển chọn lao động để người lao động chủ động đầu tư học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế.”
Một đại biểu dự hội nghị đề xuất: “Tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp; các ngành chức năng phải có thông tin thường xuyên với trung tâm lao động ngoài nước, cục quản lý lao động ngoài nước để nắm bắt thị trường lao động thông qua các đơn hàng đã được thẩm định, cấp giấy phép, hạn chế hoạt động đưa xuất khẩu lao động trái phép.”
Cần xem xét lựa chọn những thị trường mang tính ổn định, truyền thống trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tham gia xuất khẩu lao động. Các địa phương phải đẩy mạnh mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín. Tổ chức hiệu quả các phiên giao dịch việc làm của tỉnh. Quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng…Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Quảng Bình được giới thiệu tập trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro ( nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc nước ngoài.
Tăng cường sự giám sát, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do xuất khẩu lao động mang lại. Phối hợp đồng bộ hiệu quả giữa ngành LĐTBXH và ngành Công an trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất khẩu lao động. Kiên quyết loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện, thiếu thủ tục pháp nhân trong hoạt động xuất khẩu lao động.
Để tìm hiểu các chương trình xuất khẩu lao động nước ngoài ( đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản, giúp việc gia đình và làm công xưởng, hộ lý, y tá tại Đài Loan, thợ xây dựng, cơ khí,… tại Algeria,…vui lòng truy cập website hoặc gọi trực tiếp cho đội ngũ tư vấn viên của công ty theo các số điện thoại được cập nhật dưới đây. Lưu ý: tránh nghe theo cò mồi, môi giới phòng trường hợp tiền mất tật mang, bị lừa xuất khẩu lao động chui như nhiều trường hợp đã được báo chí đưa tin cảnh báo.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0981057683 - 0981052583 – 0981 628 599
Yên Thành có 11 vạn dân trong độ tuổi lao động thì có hơn 2 vạn người đi XKLĐ, đã biến Yên Thành từ một huyện nghèo thành “huyện tỉ phú”. Nhiều làng xã được xây dựng khang trang không kém những khu phố sầm uất ở các đô thị lớn.
Xã Sơn Thành nằm ở phía tây nam huyện Yên Thành, giáp ranh với huyện Nghi Lộc. Trước đây Sơn Thành là một vùng đất cằn đá sỏi, nghèo xác xơ, nhưng giờ đây lại là một trong những xã giàu nhất huyện, thậm chí còn được đánh giá là giàu nhất tỉnh Nghệ An nhờ hiệu quả từ việc người dân rủ nhau đi XKLĐ. Xã có 7.300 nhân khẩu, 3.300 lao động thì có hơn 1.800 người đi XKLĐ. Theo người dân ở đây, nhiều gia đình nhờ có con em đi XKLĐ mà đã có trên 100 tỉ đồng để vào Nam, ra Bắc, hoặc đến Cửa Lò xây khách sạn, nhà hàng. Trong xã tiệm vàng mọc lên như nấm.
Ông Nguyễn Khắc Đào, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Thành phấn khởi: “Khoảng từ năm 1993, một số người mạnh dạn ra đi làm ăn khấm khá nên về đưa anh em, bà con đi cùng. Nhiều gia đình có gần chục người cả con, cháu, dâu, rể cùng đi XKLĐ. Có họ bây giờ có hơn 100 người đang làm ăn ở nhiều nước trên thế giới”.
Nhà cao tầng mọc lên san sát tại xã “tỷ phú” Sơn Thành.
Nổi tiếng giàu trong xã là đại gia đình ông Lê Bình, người có con đi xuất khẩu nhiều nhất ở Sơn Thành với bốn con trai, bốn con dâu, rể. Sau đó, những người con của ông Bình về nước đưa nhiều anh em họ hàng khác sang nước ngoài làm việc.Ở Sơn Thành ngoài đại gia đình ông Lê Bình, còn có gia đình ông Trần Quốc Kiệm, cũng có nhiều con cháu đi XKLĐ. Ông Kiệm có một người con đi XKLĐ, sau khi về nước có tiền xây dựng trung tâm thương mại trị giá khoảng 7 tỷ đồng ở xã Bảo Thành kế bên để cho thuê.
Phó Chủ tịch xã Sơn Thành Nguyễn Khắc Đào cho biết thêm: “Nếu chia bình quân thì mỗi hộ ở xã Sơn Thành có hơn 1 người đi lao động ở nước ngoài. Hiện tại gia đình Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã... đều có con, em đi lao động ở nước ngoài. Kiều hối mỗi năm gửi về khoảng 180.000 USD là con số tính được. Có nhà mỗi năm gửi về cả triệu USD.”
Cách Sơn Thành không xa là xã “tỷ phú” Đô Thành, nằm ở phía đông bắc huyện Yên Thành, giáp ranh với huyện Diễn Châu. Xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Tuy nhiên, do Đô Thành thuộc vùng đất trũng, quanh năm ngập úng, chua phèn nên thường xuyên mất mùa, cuộc sống vô cùng nghèo khó.
Cuối thập kỷ 1980, đầu 1990, các lao động ở Đô Thành bắt đầu tìm được mối để đi XKLĐ sang các nước như Đức, Ba Lan, Nga... Ban đầu chỉ một vài người đi, về sau thấy làm ăn được nên họ về đưa anh em, họ hàng cùng xuất ngoại. Cứ thế, lượng người đi XKLĐ ngày một tăng lên. Nhờ đó, cuộc sống người dân nơi đây đã đổi thay một cách chóng mặt. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Hiện tại Đô Thành có hơn 300 tỷ phú có từ 10 tỷ đồng trở lên, khoảng 2000 ngôi nhà tầng và gần 300 xe ô tô các loại.
Ông Nguyễn Văn Xuyên, Chủ tịch UBND xã Đô Thành cho biết: “Ngoài các nước châu Âu đi trước đây thì giờ người dân đi xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia nhiều hơn. Từ năm 2005, có thêm phong trào đi sang Lào, Thái Lan làm ăn, cũng cho thu nhập khá. Lào và Thái Lan thì người dân đi đi, về về thường xuyên”.
Đô Thành hôm nay không kém các khu đô thị sầm uất ở thành phố.
Những năm gần đây, thị trường Lào làm ăn dễ dàng nên một bộ phận lao động ở Đô Thành bắt đầu sang Lào tìm kiếm cơ hội làm giàu, đặc biệt là thế hệ trẻ. Một khu làng Việt kiều Lào với những Công ty, doanh nghiệp được dựng lên bên bờ kênh Vực Bách, trở thành một trong những xóm tỷ phú của xã Đô Thành.
Ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành chia sẻ: “Khoảng 10 năm về trước thì Yên Thành còn rất nghèo. Từ ngày có phong trào XKLĐ nhiều vùng quê đã thoát nghèo, thậm chí trở nên khá và giàu. Những năm gần đây, huyện luôn có đề án về XKLĐ, xem đây là hướng chính để thoát nghèo và làm giàu”.
Cũng theo ông Tuyên, huyện luôn tuyên truyền để người dân đi XKLĐ bằng các con đường chính thống. Các doanh nghiệp về địa bàn tuyển nhân lực đi XKLĐ đều phải được tỉnh giới thiệu thì huyện mới cho phép.
Làng nghề kim hoàn Định Công từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội và là một trong những điểm tham quan nức tiếng đối với du khách phương xa. Trải qua nghìn năm lịch sử, lọt thỏm giữa những tòa cao ốc trọc trời thì mảnh đất Định Công nhỏ bé giữa lòng thủ đô vẫn còn lưu lại những vết tích lịch sử quý giá về một thời kỳ hưng thịnh của văn hóa nước nhà.
Làng nghề kim hoàn Định Công hay còn được gọi là Định Công kim hoàn, nằm bên bờ sông Tô Lịch, thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai. Nổi tiếng với nghề kim hoàn có tuổi đời lên đến hơn 1000 năm, được xếp vào bốn nghề tinh hoa nhất đất Thăng Long xưa “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”.
Sản phẩm kim hoàn trứ danh của đất Định Công.
Vào khoảng những năm 571 – 603, thế kỷ VI thời vua Lý Nam Đế, có ba anh em nhà họ Trần là Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền đã đến đất Định Công mở cửa hàng vàng bạc, truyền nghề cho dân chúng và chế tác ra những đồ kim hoàn nổi danh khắp cả nước bởi độ tinh xảo. Thực chất, ba anh em nhà họ Trần không phải là người khai sáng nghề kim hoàn tại đây nhưng lại là những người có công phát triển các kỹ thuật chế tác. Để tỏ lòng biết ơn người dân ở đây xưng tụng các ông là tổ nghề, lập đền thờ tại số 51 Hàng Bạc (Hà Nội) và tổ chức lễ giỗ tổ vào ngày 12 – 2 âm lịch hàng năm.
Nghề kim hoàn Định Công có tuổi đời hơn 1000 năm.
Vào thời kỳ chiến tranh loạn lạc, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên người dân trong làng di tản khắp nơi, người thì bỏ nghề tìm việc khác mưu sinh. Làng nghề kim hoàn Định Công vì thế mà đứng trước nguy cơ mai một dần. Mãi đến năm 1990 nghệ nhân Quách Văn Trường và cháu trai Quách Văn Hiểu mới quay lại khôi phục nghề truyền thống và duy trì cho tới tận bây giờ.
Theo tài liệu ghi chép lại thì đồ vàng bạc do người làng Định Công chế tác vô cùng tinh xảo, nổi tiếng nhất đất Thăng Long. Người dân còn rủ nhau ra phường Đông Các nay là phố Hàng Bạc để hành nghề, giao lưu với các thợ bạc Đồng Sâm (Thái Bình) và thợ bạc Châu Khê (Hưng Yên). Thợ kim hoàn Định Công ai có vốn thì mở cửa hàng buôn bán trang sức mỹ nghệ cho giới nhà giàu, quan lại; ai không có vốn thì đi làm thuê cho các cửa hàng. Sự ra đời của nghề kim hoàn Định Công góp phần phổ biến thương hiệu phố vàng bạc mỹ nghệ cho Hàng Bạc. Đền thờ tổ đặt ở đây cũng chính là vì vậy.
Các sản phẩm kim hoàn Định Công từng nức tiếng khắp đất Thăng Long xưa.
Theo chia sẻ của nghệ nhân Quách Văn Trường thì đặc thù nghề kim hoàn Định Công cũng là yêu cầu với những người theo nghề đó là phải nắm chắc 4 kỹ thuật: Trơn, đấu, đậu, chạm. Trơn là công đoạn định hình hình dạng mẫu sản phẩm, đúng tiêu chuẩn và đúng các thông số. Đấu là bắt tay vào lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh sao cho ăn khớp và cân đối. Chạm là bước khắc, vẽ hoa văn họa tiết lên bề mặt sản phẩm. Đậu là kỹ thuật kéo khối bạc thành các sợi mảnh, nhỏ như sợi tóc và vẽ hoa văn sau đó cuốn vào trang trí cho các họa tiết như cánh hoa, cánh bướm, động vật,… Đậu bạc được làm thủ công hoàn toàn bằng tay, không có sự can thiệp của máy móc; đậu phải đều tay, hàn nuột, không để lại vết, từng chi tiết phải hài hòa rõ nét sống động. Sản phẩm cuối cùng phải thật sự là một tác phẩm nghệ thuật đáp ứng được cả phần nhìn hay giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng. Bạc dùng để đậu phải là bạc ta nguyên chất. Kỹ thuật đậu của các thợ kim hoàn Định Công tinh xảo đến mức không bao giờ trộn lẫn với bất cứ làng nghề nào khác và qua bao nhiêu năm vẫn luôn giữ được chất riêng.
Chiêm ngưỡng các tuyệt tác đậu bạc cực tinh xảo của các nghệ nhân Định Công.
Các nghệ nhân kim hoàn Định Công xưa thường chỉ đậu các sản phẩm nhỏ như: nhẫn, khuyên tai, cành hoa, con ong,… Sau này khi cuộc sống phát triển, nhu cầu mở rộng thì ông Trường cùng các cháu đã tìm hiểu và cho ra đời nhiều sản phẩm trang sức đậu có kích thước và hình dáng lớn hơn như lắc vòng tay, ví cầm tay, đĩa,…Cũng phải nói thêm rằng, với các sản phẩm đậu đơn giản thì thợ phụ chỉ học việc khoảng 1 năm là có thể làm được, nhưng với các sản phẩm đậu phức tạp đòi hỏi không dưới 8 năm kinh nghiệm mới có thể tự tin chế tác.
Thời xưa, làng nghề kim hoàn Định Công có các họ nghề nổi tiếng như Mai, Lê, Quách, Trần, Nguyễn,… Trong đó, họ Quách chuyên về đậu bạc; họ Trần, Mai chuyên về vàng. Xong đến thời điểm hiện tại chỉ còn duy nhất hai nghệ nhân nhà họ Quách là máu lửa với nghề và duy trì sản xuất thường xuyên. Với 4 thế hệ theo nghề đậu bạc, họ Quách là nhân chứng sống cho sự thăng trầm trong nghề kim hoàn ở Định Công. Các ông nhớ lại, thời kỳ bao cấp đất nước còn vô cùng khó khăn về mọi mặt nhất là kinh tế nên vàng bạc bị Nhà nước quản lý chặt chẽ. Người dân trong làng phải thay thế vàng bạc bằng nguyên liệu đồng, mà cũng chỉ được lấy từ những chiếc quạt hay công tơ. Có những thời gian nguyên liệu khan hiếm, thị trường đầu ra hạn chế nên nhiều người phải bỏ nghề. Sau này đất nước phát triển, văn hoa phương Tây du nhập, các thanh niên lớp kế cận không còn mặn mà với nghề truyền thống mà đi theo những công việc có mức lương cao tiền đồ sáng lạn hơn. Nghề đậu bạc cứ dần rơi rụng… Những cúp vàng, giải thưởng, danh hiệu trong từng ấy năm của các nghệ nhân kim hoàn Định Công cũng không thể khỏa lấp nỗi lo lắng mất nghề của các bậc tiền bối nơi đây. Gặp gỡ anh Quách Phan Tuấn Anh, truyền nhân và cũng là con trai út của nghệ nhân Quách Văn Trường, anh cho hay mặc dù bản thân đã hoàn thành 2 bằng Đại học nhưng vẫn chọn nghề đậu bạc, tuy bấp bênh nhưng nó là linh hồn của gia đình bao nhiêu lâu nay. Mà thật ra, nhu cầu rất nhiều nhưng thiếu thợ, nhiều lúc hợp đồng đến tận tay cũng không dám đặt bút kí. Thu nhập cũng phải là quá thấp, một sản phẩm có thể lên tới cả chục triệu đồng với công sức 1 tháng bỏ ra cho khoảng 6 thợ.
Anh Tuấn Anh – truyền nhân đời thứ tư của họ Quách ở Định Công.
Năm 2005, UBND quận Hoàng Mai phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho 30 học viên trong vòng 3 tháng, hoạt động này nhằm thể hiện sự quan tâm và mong muốn duy trì nghề đậu bạc ở Định Công. Tuy nhiên, bài toán vẫn chưa được giải quyết triệt để bởi theo như anh Tuấn Anh thì mỗi năm chỉ có 1 lớp, nếu học viên muốn theo đuổi nghề phải tự bỏ tiền túi ra học tiếp. Với nghề đậu bạc, muốn thành nghề phải mất ít nhất vài năm chứ đừng nói đến 3 tháng. Bản thân anh trong quá trình nối nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, nhiều lần chán nản muốn bỏ cuộc, may mà nhận được sự động viên truyền động lực của gia đình. Riêng nghệ nhân Quách Văn Hiểu cho hay, gia đình vẫn luôn mở rộng cửa đón những học viên về học nghề miễn phí nhưng kết quả rất ít người kiên trì.
Các nghệ nhân Định Công với nỗi trăn trở giữ nghề.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa từ ngàn năm nay, sẽ thật buồn nếu như làng nghề kim hoàn Định Công chỉ còn là danh xưng. Các cơ quan nhà nước cùng với dân làng cần vạch ra con đường đi lâu dài và bền vững cho nghề kim hoàn nơi đây. Bởi thực tế cho thấy, tiềm năng kinh tế còn rất nhiều, chỉ là chưa khai thác triệt để mà thôi. Bề dày kinh nghiệm cùng truyền thống là lợi thế rất lớn với Định Công, hy vọng trong tương lai chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng thật nhiều mẫu trang sức mỹ nghệ đẹp trứ danh nơi đây.
Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được nhiều người biết đến nhờ những làng nghề như xã An Tường (nghề gỗ), xã Lý Nhân (rèn dao, kim khí...), xã Vân Xuân (buôn bán phụ kiện điện thoại)... Đặc biệt có một thôn nhỏ thuộc xã Vân Xuân nổi tiếng nhờ những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ.Người dân trong khu vực cho biết, 2 năm trở lại đây, các gia đình trên địa bàn xã trở nên giàu có nhờ công việc kinh doanh, buôn bán phụ kiện điện thoại.Quần thể "lâu đài" với kiến trúc nổi bật, tọa lạc giữa cánh đồng lúa và xóm làng đông đúc.Quần thể "lâu đài" nổi bật giữa làng quê được xây dựng trên diện tích đất khoảng 1.700 m2, thường được người dân gọi nôm na là "lâu đài trực thăng" vì trên nóc có một mô hình trực thăng cỡ lớn.Quần thể này gồm 3 tòa lâu đài trong đó 2 toà xây dựng sát nhau. Một tòa nằm độc lập, cách 2 tòa kia bởi đầm sen nhỏ và con đường làng đổ bê tông rộng khoảng 3m.Được biết, chủ nhân của 3 toà lâu đài này là 3 anh em Phạm Văn Định, Phạm Văn Sắc và Nguyễn Tiến Bằng (hay còn gọi là Bằng Kyo), chuyên kinh doanh trong lĩnh vực phụ kiện điện thoại và bất động sản.Ngoài 2 biệt thự nổi bật, phía ngoài mặt đường chính của ngôi làng còn có các tòa lâu đài, biệt thự khác.Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 8 chiếc lâu đài, số lượng biệt thự thì rất nhiều. Chủ yếu những hộ dân quanh đây kinh doanh mặt hàng phụ kiện điện thoại.Những tòa lâu đài lung linh vào ban đêm khi lên đèn.Bên ngoài các chi tiết được trang trí, sơn, đắp nổi công phu với tông màu trắng - vàng.
Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được nhiều người biết đến nhờ những làng nghề như xã An Tường (nghề gỗ), xã Lý Nhân (rèn dao, kim khí...), xã Vân Xuân (buôn bán phụ kiện điện thoại)... Đặc biệt có một thôn nhỏ thuộc xã Vân Xuân nổi tiếng nhờ những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ.
Người dân trong khu vực cho biết, 2 năm trở lại đây, các gia đình trên địa bàn xã trở nên giàu có nhờ công việc kinh doanh, buôn bán phụ kiện điện thoại.
Quần thể "lâu đài" với kiến trúc nổi bật, tọa lạc giữa cánh đồng lúa và xóm làng đông đúc.
Quần thể "lâu đài" nổi bật giữa làng quê được xây dựng trên diện tích đất khoảng 1.700 m2, thường được người dân gọi nôm na là "lâu đài trực thăng" vì trên nóc có một mô hình trực thăng cỡ lớn.
Quần thể này gồm 3 tòa lâu đài trong đó 2 toà xây dựng sát nhau. Một tòa nằm độc lập, cách 2 tòa kia bởi đầm sen nhỏ và con đường làng đổ bê tông rộng khoảng 3m.
Được biết, chủ nhân của 3 toà lâu đài này là 3 anh em Phạm Văn Định, Phạm Văn Sắc và Nguyễn Tiến Bằng (hay còn gọi là Bằng Kyo), chuyên kinh doanh trong lĩnh vực phụ kiện điện thoại và bất động sản.
Ngoài 2 biệt thự nổi bật, phía ngoài mặt đường chính của ngôi làng còn có các tòa lâu đài, biệt thự khác.
Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 8 chiếc lâu đài, số lượng biệt thự thì rất nhiều. Chủ yếu những hộ dân quanh đây kinh doanh mặt hàng phụ kiện điện thoại.
Những tòa lâu đài lung linh vào ban đêm khi lên đèn.
Bên ngoài các chi tiết được trang trí, sơn, đắp nổi công phu với tông màu trắng - vàng.