Đại diện Bộ Xây dựng cho biết bão số 3 và hoàn lưu sau bão xảy ra vào đầu tháng Chín vừa qua, đã khiến rất nhiều nhà dân sụp đổ, ngập lụt, bị tàn phá hoàn toàn, người dân bị thiệt hại nặng nề về tài sản, đặc biệt là nhà ở.

Khoảng 315.000 hộ dân cần hỗ trợ về nhà ở

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết từ năm 2011 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở; qua đó đã hỗ trợ cho hơn 1 triệu hộ gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo ở nông thôn và khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão, lụt có nhà ở an toàn, ổn định.

Đơn cử như về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, triển khai thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, theo báo cáo của 58 tỉnh, thành phố tham gia chương trình và Ngân hàng chính sách xã hội; tính đến tháng 12/2020, các địa phương này đã thực hiện hỗ trợ được 117.427/236.324 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở đạt tiêu chuẩn “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).

Theo Thủ tướng, cùng với xây nhà ở cho người có công và theo 3 chương trình mục tiêu quốc gia, từ nay đến hết năm 2025, cả nước phải xóa hơn 153.000 nhà dột nát, nhà tạm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Kết quả trên đạt tỷ lệ khoảng 50% so với số lượng hộ phải hỗ trợ thực tế (giai đoạn 1 thực hiện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, cả nước đã hỗ trợ được 531.000 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở đạt tiêu chuẩn “3 cứng”).

Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực bị bão, lụt, theo báo cáo của 13 địa phương thuộc diện tham gia thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung - toàn chương trình đã thực hiện hỗ trợ được khoảng 23.040/23.797 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở phòng tránh bão, lụt, đạt tỷ lệ 96,82%.

Để góp phần giải quyết nhu cầu hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát còn rất lớn hiện nay, ông Sinh cho biết trong giai đoạn 2021-2025 có 2 chương trình mục tiêu quốc gia có nội dung hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn. Tuy nhiên, phạm vi triển khai thực hiện của 2 chương trình mục tiêu này không bao phủ khắp cả nước mà chỉ thực hiện hỗ trợ đối với hộ nghèo tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra do nguồn kinh phí được phê duyệt còn hạn chế, số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ về nhà ở lớn nên độ bao phủ của các chương trình mục tiêu quốc gia đối với các đối tượng thụ hưởng của chương trình vẫn chưa được bao phủ hết. Thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó tổng số hộ nghèo và cận nghèo thiếu hụt về chất lượng nhà ở cần hỗ trợ khoảng 315.000 hộ.

Đáng chú ý, gần đây - bão số 3 và hoàn lưu của bão với sức tàn phá kinh hoàng đã khiến rất nhiều nhà dân (chủ yếu ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang) sụp đổ, ngập lụt, bị tàn phá hoàn toàn, người dân bị thiệt hại nặng nề về tài sản, đặc biệt là nhà ở.

Do vậy việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu và cải thiện chất lượng nhà ở ngày một tốt hơn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết qua tổng kết, đánh giá quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở trước đây, Bộ Xây dựng đã rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất các nội dung cơ bản của chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát để thực hiện trong giai đoạn mới.

Theo đó, Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành quyết định này theo trình tự, thủ tục rút gọn; có hiệu lực thi hành kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

“Mục tiêu về hỗ trợ nhà ở là đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở chắc chắn, an toàn, kể cả với các loại hình thiên tai thường xuyên của vùng, miền; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau,” ông Sinh nhấn mạnh.

Về điều kiện được hỗ trợ nhà ở, ông Sinh cho hay hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở phải đảm bảo các điều kiện sau: Chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở là nhà tạm, nhà dột nát hoặc diện tích nhà ở bình quân đầu người nhỏ hơn 8m2; nhà ở phải được xây dựng hoặc sửa chữa trên đất ở hợp pháp, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở bị hư hỏng do các nguyên nhân bất khả kháng như bão, lũ, lụt, sạt lở đất, hỏa hoạn hoặc các loại hình thiên tai khác.

Dự kiến vốn hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng nhà ở sẽ trích từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 656/QĐ-TTg ngày 16/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh nguồn vốn thực hiện chính từ quỹ trên, nguồn vốn thực hiện chính sách còn bao gồm: Vốn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vận động từ cộng đồng xã hội và từ các doanh nghiệp; vốn của hộ gia đình, dòng họ; vốn huy động hợp pháp khác.

Ông Sinh lưu ý tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo trên cả nước theo Quyết định số 134/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, là 1.586.336 hộ; trong đó hộ nghèo và cận nghèo thiếu hụt về chất lượng nhà ở khoảng 315.000 hộ. Theo đó, dự kiến nguồn vốn cần thiết để hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo làm nhà ở từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát là 14.791,3 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ xây mới nhà ở là 60 triệu đồng/hộ; sửa chữa nhà ở là 30 triệu đồng/hộ.

Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp từ quỹ trên, tùy điều kiện cụ thể, các tỉnh, thành phố có thể bố trí thêm kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động thêm sự tham gia của cộng đồng, các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo như trong giai đoạn vừa qua.

Bên cạnh đó, các hộ cũng tự bỏ thêm kinh phí hoặc huy động thêm nguồn hỗ trợ bằng tiền, vật liệu, nhân công,... từ người thân, họ hàng, cộng đồng để nâng cao chất lượng nhà ở. Đây cũng là các nguồn vốn bổ sung mang lại hiệu quả, giúp các hộ nghèo, cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đáp ứng yêu cầu theo quy định./.

Như đến hẹn lại lên, sau ngày công bố điểm thi đại học, xuất hiện không ít bài viết than rằng đường vào đại học của một số bạn trẻ có phần trắc trở vì nghèo, vì không có tiền gác lại ước mơ đại học.

Cũng đã có nhiều ý kiến chia sẻ nhưng cũng có nhiều ý kiến không đồng tình.

Vì sao các em phải lo lắng như thế trong khi cơ hội đang nằm trong chính tay các em? Quan trọng là các em có dám ước mơ và dám thực hiện nó hay không mà thôi.

Nhà nước cũng đã có chính sách giúp đỡ để các em sinh viên nghèo học giỏi được đến trường, tại sao các em không thụ hưởng?

Từ ngày 15/6/2017,  khi quyết định số 751/QĐ-TTg của thủ tướng có hiệu lực, mỗi học sinh, sinh viên được vay mức vay tối đa là 1.500.000 đồng/tháng với lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên chỉ là 0,5%/tháng.

Thủ tục vay tiền không hề khó khăn khi chỉ cần ra Ủy ban nhân dân xã, phường là được hướng dẫn. (1)

Vậy tại sao các bạn không vay mà kêu than rằng mình không có tiền để tiếp bước đến trường?

Chính sách cho vay của Chính phủ được triển khai cũng đã nhiều năm, đây là nguồn kinh phí tiếp sức cho rất nhiều thế hệ sinh viên viết tiếp giấc mơ giảng đường đại học.

Với khoản vay đó, nếu biết sử dụng, tiết kiệm sinh hoạt cơ bản một tháng ở thành phố hoàn toàn có thể sống được.

Bên cạnh đó, các bạn đã lớn, đủ 18 tuổi, đủ tuổi thực hiện quyền công dân của mình tại sao các bạn không hành động để tự quyết định ước mơ của mình.

Các bạn có bao giờ tự hỏi 12 năm học trong các trang sách các bạn được học có dòng nào nói rằng nghèo khiến các bạn từ bỏ ước mơ không?

Chắc chắn là không mà chỉ có những bài học vượt lên nghịch cảnh để đạt lấy ước mơ.

Nhiều bạn trẻ có ước mơ, có năng lực học tập nhưng đang sợ hãi trước thế giới ngoài kia.

Thay vì than khóc, các bạn cần mạnh dạn bước chân vào giảng đường, gạt nước mắt và tự lực viết nên một trang mới của cuộc đời mình.

Không chỉ học thêm, làm thêm, nếu biết vận dụng tri thức, các bạn hoàn toàn có thể “săn” được học bổng.

Hiện nay không thiếu các chương trình tặng học bổng khuyến học dành cho học sinh khó khăn, vượt khó học giỏi…

Không ít gương thủ khoa đã vượt lên nghịch cảnh và đã đạt được thành công rực rỡ.

Năm 2012, cái tên Võ Văn Huy rất nổi tiếng với biệt danh “thủ khoa chăn bò” khi đạt điểm cao nhất vào trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh với 29 điểm.

Hình ảnh Huy ngồi bên đàn bò học bài đã khắc ghi sâu đậm vào lòng bạn đọc cả nước.

Huy là anh cả trong gia đình có 3 anh em. Tuổi thơ của Huy gắn liền với công việc phụ giúp mẹ như chăn bò, hái rau, cắt cỏ, bóc vỏ hạt điều…

Ngoài ra Huy gánh nặng là em gái Võ Thị Bích Chi vốn bị u mạch máu, rút gân chân khi mới 2 tháng tuổi nên đi lại rất khó khăn, đi học hằng ngày.

Dù vậy Huy học xuất sắc toàn diện, điểm trung bình môn trên 9,0 điểm, riêng môn toán luôn là điểm 10.

Vượt lên nghịch cảnh Huy nhận được học bổng toàn phần của 2 chính phủ ở 2 trường Đại học danh giá trên thế giới là Đại học Bách khoa Paris và Đại học Quốc gia Singapore… (2)

Năm 2013 hẳn mọi người vẫn không quên thủ khoa trong ống cống Nguyễn Hữu Tiến, thí sinh đứng đầu vào Trường Đại học Y Hà Nội.

Trước đó, Nguyễn Hữu Tiến cùng bố và em trai trước ống cống bố ở 10 năm để nuôi con ăn học.

Giờ đây, Nguyễn Hữu Tiến bước vào năm thứ 5 tại Trường Đại học Y Hà Nội với kết quả học cũng rất tốt. (3)

Đó có lẽ chỉ là số ít trong số rất nhiều những bạn trẻ đã biết vượt lên nghịch cảnh để dám ước mơ.

Nỗi đau sự thiệt thòi, nhà nghèo, vất vả họ hiểu hơn ai hết và họ đã vượt lên nghịch cảnh, tuyệt nhiên không có sự than khóc về việc đứt gánh ước mơ.

Những bạn trẻ đang có ước mơ hãy ngừngthan khóc và bó buộc bản thân vì tự ti, để rồi chỉ vì nghèo đứt gánh ước mơ.

Hãy đứng vững bằng đôi chân, lao động bằng trí óc và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Hoàn cảnh chỉ là một vật cản ở bước xuất phát, nếu các bạn ý thức được, thì nó lại là một lực đẩy để các bạn tiến xa hơn.

Xuất thân nghèo khó có thể là động lực để vươn lên nhưng nếu mặc định rằng vì sợ nghèo khó để rồi không dám thực hiện ước mơ thì chẳng bao giờ tiến lên được.

1. http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=26449

2. http://giaoduc.net.vn/Guong-giao-duc/Chan-bo-tu-hoc-van-thu-khoa-DH-Bach-Khoa-TPHCM-post77204.gd

3. https://vtv.vn/giao-duc/gap-nguoi-cha-song-trong-ong-cong-nuoi-hai-con-do-thu-khoa-20160720183903341.htm

Đồng chí Đinh Văn Phong - Trưởng phòng Doanh nghiệp và Lao động (Ban Quản lý KKT Đông Nam) và đồng chí Hoàng Thị Thu Hương - Chủ tịch Công đoàn KKT Đông Nam đồng chủ trì buổi làm việc, cùng tham dự buổi làm việc có bà Trịnh Thị Thanh Huyền – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt; điện lãnh đạo, cán bộ nhân sự của Công ty TNHH Công nghệ Runergy PV Việt Nam, Công ty TNHH Giày Andromeda Việt Nam, Công ty TNHH Công nghệ điện tử Ju Teng (Việt Nam) đây là các doanh nghiệp FDI trên địa bàn KCN Hoàng Mai I chuẩn bị đi vào hoạt động trong năm 2024.

Toàn cảnh buổi làm việc tại KCN Hoàng Mai I, tỉnh Nghệ An

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Hoàng Thị Thu Hương, cho biết: Thực hiện nhiệm vụ năm 2024, trong đó chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn, Ban Ban Thường vụ Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam đã xây dựng kế hoạch về việc tổ chức khảo sát tình hình công nhân lao động và thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp. Qua đó nắm tình hình sản xuất kinh doanh, công nhân lao động tại các đơn vị, công ty, doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt một số quy định của pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

Chủ tịch Công đoàn KKT Đông Nam Hoàng Thị Thu Hương phát biểu tại buổi làm việc

Đồng chí Hoàng Thị Thu Hương nhấn mạnh, Công đoàn KKT Đông Nam sẽ gắn công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS với thương lượng thỏa ước lao động tập thể và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, đồng thời luôn đồng hành, hỗ trợ cùng doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển tại doanh nghiệp.

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Trịnh Thị Thanh Huyền - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt, cho biết: Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, thời gian qua, KCN Hoàng Mai I là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài với 8 dự án đầu tư FDI đến từ Trung Quốc, Đài Loan; đặc biệt trong năm 2024 có 3 doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực sản xuất điện tử, năng lượng xanh, giày da xuất khẩu lớn đi vào hoạt động, do vậy nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng cao. Nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tuyển dụng lao động tại địa phương; Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt đã đề xuất với thị xã Hoàng Mai về quy chế phối hợp giữa thị xã Hoàng Mai, Nhà đầu tư hạ tầng KCN Hoàng Mai I và các Nhà đầu tư thứ cấp trong việc hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo tiếng Trung cho người lao động địa phương trước khi vào làm việc tại các doanh nghiệp; đây cũng là cách làm mới của nhà đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh trong việc kết nối giữa cung - cầu lao động nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng lao động tại địa phương cũng như nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn, vừa giữ chân nhà đầu tư vừa giải quyết việc làm cho người dân tại địa phương.

Ông Lữ Phúc Hưng – Trợ lý đặc biệt của Chủ tịch Tập đoàn JuTeng chia sẻ tại buổi làm việc

Chia sẻ tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp báo cáo về tiến độ đầu tư, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lao động để chuẩn bị đưa vào hoạt động, sản xuất trong năm 2024; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tuyển dụng, đào tạo lao động và đề nghị Ban quản lý KKT Đông Nam, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam quan tâm, phối hợp và hỗ trợ trong thời gian tới. Đại diện các đơn vị cũng đã cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành kịp thời của Ban quản lý KKT Đông Nam và tổ chức công đoàn. Các doanh nghiệp cũng cam kết sẽ thành lập tổ chức công đoàn cơ sở trong quý II và đầu quý III/2024 khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và tuân thủ, thực hiện tốt các quy định của pháp luật Việt Nam.

Ông Dương Tăng Kế - Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Công nghệ Runergy PV Việt Nam chia sẻ tại buổi làm việc

Tiếp đó, các doanh nghiệp cũng chia sẻ những cách làm hay trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động để chuẩn bị cho kế hoạch đưa dự án đi vào hoạt động, như: Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt trong việc hỗ trợ đào tạo tiếng Trung cho người lao động, Công ty TNHH Công nghệ Runergy PV Việt Nam, Công ty TNHH Công nghệ điện tử Ju Teng (Việt Nam) chủ động kết nối với các xã, phường của thị xã Hoàng Mai trong công tác tuyển dụng lao động, đưa người lao động đi đào tạo tại Trung Quốc để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ…

Đồng chí Đinh Văn Phong - Trưởng phòng Doanh nghiệp và Lao động (Ban Quản lý KKT Đông Nam) ghi nhận các doanh nghiệp về thực hiện tốt một số quy định về pháp luật lao động

Đồng chí Đinh Văn Phong - Trưởng phòng Doanh nghiệp và Lao động (Ban Quản lý KKT Đông Nam) đã ghi nhận sự chủ động của các doanh nghiệp trong việc thực hiện tốt một số quy định của pháp luật về lao động. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và tiếp tục mở rộng dự án thì nhu cầu lao động còn tiếp tục tăng cao cả về số lượng và chất lượng, do vậy nguồn lao động tìm kiếm cần phải mở rộng cho toàn tỉnh và các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Ban quản lý KKT Đông Nam và Công đoàn KKT Đông Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đồng bộ các giải pháp như đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, quan tâm đến công tác đào tạo nghề... để “giữ chân” nguồn lao động tại chỗ. Qua đó, tiếp tục tạo môi trường đầu tư trong KCN Hoàng Mai I, cũng như tỉnh Nghệ An thật sự tin cậy đối với các nhà đầu tư cũng như tạo môi trường làm việc lâu dài, ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh./.

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đình Bình - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Luxshare-ICT báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quan hệ lao động, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, công nhân lao động. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cũng như đời sống của người lao động tại công ty, nhưng công đoàn công ty đã có nhiều hoạt động cho đoàn viên và người lao động, như tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức phòng chống dịch Covid; thi viết về gia đình, đồng nghiệp, bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè, đồng nghiệp và các bài viết sẽ được phát qua loa truyền thanh của công ty; tổ chức các hoạt động thăm hỏi và hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; trao thưởng các bạn có nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác phòng chống dịch; phối hợp cùng Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam trao quà cho đoàn viên, người lao động thực hiện “03 tại chỗ”; tham gia hiến máu nhân đạo…

Đại diện Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam trao sữa hỗ trợ công nhân sản xuất "3 tại chỗ"

Đồng thời, Chủ tịch Công đoàn Công ty Nguyễn Đình Bình cũng đề nghị Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cần mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở về pháp luật lao động, Luật Công đoàn, các kỹ năng cho cán bộ bộ công đoàn; có các hoạt động thiện nguyện, giao lưu trong toàn Khu kinh tế, khu công nghiệp; đề nghị Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam kiến nghị các cơ quan ban ngành sớm xây dưng nhà trẻ cho con công nhân, nhà ở cho công nhân lao động trong khu công nghiệp…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Vương An Nguyên đã đánh giá những kết quả đạt được của Công đoàn Công ty TNHH Luxshare-ICT trong thời gian qua trên các mặt hoạt động, tiêu biểu là công tác chăm lo cho đời sống cho đoàn viên, người lao động; phát triển đoàn viên; tổ chức các hoạt động thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động. Đồng thời chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và đề nghị Công đoàn Công ty TNHH Luxshare-ICT tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đó là: Tăng cường nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động để có cơ sở kiến nghị, đề xuất với người sử dụng lao động nhằm có giải pháp, giải quyết kịp thời những kiến nghị đề xuất của người lao động trong phạm vi cho phép; nâng cao chất lượng hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở; cần sớm ban hành quy chế phối hợp giữa ban giám đốc và ban chấp hành công đoàn công ty; tổ chức hội nghị người lao động đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Về công tác tổ chức, đồng chí Vương An Nguyên kiến nghị Ban chấp hành Công đoàn Công ty và doanh nghiệp trong thời gian tới cần nghiên cứu và đề xuất phương án bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách trong doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định số 1617/QĐ-TLĐ ngày 31/12/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phù hợp doanh nghiệp có đông công nhân lao động.