Tai Nạn Giao Thông Hà Nội Hải Phòng
TPO - Các cấp chính quyền huyện Hoài Đức - Hà Nội đã thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 16/7, tổng 40 triệu đồng/trường hợp.
VHO-Chỉ trong sáng ngày 24.4 trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Theo đó, vào khoản 1 giờ sáng nay 24.4, một chiếc xe ô tô khách biển kiểm soát của tỉnh Thừa Thiên Huế khi đang lưu thông theo hướng Bắc – Nam khi qua đoạn tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh thì bất ngờ bốc cháy từ phía sau xe.
Phát hiện sự việc, tài xế nhanh chong cho xe dừng lại bên lề đường, đồng thời cho tất cả khoảng 10 hành khách đang ở trên xe khẩn trương lấy hành lý, rời khỏi xe an toàn.
Chiếc xe khách bị cháy rụ trên đường QL1A đoạn đường tránh TP Hà Tĩnh
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Thạch Hà đã có mặt để phân luồng đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng và phương tiện cứu hỏa của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đến dập lửa, tuy nhiên, chiếc xe bị lửa thiêu rất nặng, gần như chỉ còn trơ khung sắt.
Số hành khách trên chiếc xe bị cháy sau đó đã phải đón xe khác để tiếp tục hành trình. Hiện lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy xe này.
Hiện trường vụ tai nạn xe container và xe tải
Vào lúc 10 giờ 25 phút cùng ngày, tại đoạn đường tránh thị xã Hồng Lĩnh (QL1A) đi qua địa phận thôn 5, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khác khiến 2 chiếc xe ô tô móp méo biến dạng hết phần đầu xe, 2 người bị thương nặng.
Thời điểm đó, chiếc xe container BKS 51G-137.28 (chưa rõ người điều khiển) chạy theo hướng Bắc vào Nam thì chuyển lái để đi vào cửa hàng mua bán, sửa chữa lốp ô tô Hoàng Tuyết. Do phát hiện đội ngột nên chiếc xe tải BKS 38C-084.56 (2 người ngồi trên xe, chưa rõ người điều khiển) chạy theo hướng ngược lại bất ngờ đâm thẳng vào bên phụ của chiếc xe đầu kéo, sau đó 2 xe cùng chạy thêm một đoạn rồi mới dừng lại, đầu đều hướng vào trong xưởng lốp ô tô.
Cú đối đầu mạnh giữa 2 chiếc xe làm phần đầu của 2 chiếc xe ô tô bị móp méo, biến dạng mạnh, còn 2 người người ngồi trên xe tải bị thương nặng (một người bị gãy chân, xây xát mạnh ở mặt, người còn lại bị gãy xương vai).
Hiện trường vụ tai nạn giữa xe máy và xe tải khiến 1 người chết
Tiếp đó, lúc 10 giờ 30 phút, ông Trần Minh Long (SN 1954, trú tại TDP 1, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh), điều khiển xe máy mang BKS 38F1- 078.06 đi từ trong đường nhánh ra đường Nguyễn Đổng Chi, thuộc địa phận tổ dân phố 5, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh thì bất ngờ xảy ra va chạm với xe ô tải mang BKS 38C-00664, do anh Nguyễn Văn Minh (SN 1984, trú tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) điều khiển di chuyển theo hướng Nam-Bắc. Cú va chạm mạnh khiến ông Long tử vong tại chỗ. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt để bảo vệ hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Thế nhưng đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái nhằm đảm bảo ATGT tại đây, khiến nhiều người dân lo ngại mỗi khi di chuyển trên tuyến đường này.
Mặc dù các cơ quan chức năng phải đặt các biển cảnh báo để thông báo cho người dân, thế nhưng nhiều vụ TNGT đã xảy ra thậm chí dẫn đến tử vong tại đoạn đường này.
Đây chỉ là 1 trong những bài biết Kênh VOV Giao thông phản ánh về tình trạng mất ATGT tại tuyến đường vành đai 2. Thế nhưng đến nay, tuyến đường dường như chỉ phục vụ cho các phương tiện cơ giới mà gần như “bỏ quên” nhu cầu của người đi bộ.
Câu chuyện về cụ bà phải dùng gậy để ra hiệu khi sang đường hay học sinh không dám qua đường nếu không có người hỗ trợ chỉ là một trong hàng ngàn người dân phải tham gia giao thông, đặc biệt là người đi bộ cắt ngang qua đường trên tuyến vành đai 2.
Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đề xuất làm 29 cầu vượt bộ hành, trong đó có cầu vượt gần vị trí này, là động thái hết sức cấp thiết. Thế nhưng, trong thời gian để cầu vượt có thể đưa vào sử dụng, thì người dân hàng ngày vẫn phải đối mặt với nguy hiểm trực chờ….
Hàng ngày người dân vẫn phải đi bộ sang đường bên cạnh dòng xe lao vun vút
Hàng ngày, bà Lê Thị Hoa trú tại ngõ Hòa Bình 7 (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều phải băng qua đường Minh Khai để đi chợ sáng tại ngõ Gốc Đề. Không giống những người khác, hành trang đi chợ của bà Hoa không chỉ có chiếc làn mà còn thêm cả những vật dụng khác ở tay bên cạnh.
Một tay cầm làn, một tay cầm gậy khua khua lên cao để thu hút sự chú ý của các phương tham gia giao thông… những hành động tưởng như kỳ lạ này lại đang giúp bà Hoa có thể sang đường thuận tiện và an toàn hơn.
Hỏi ra mới biết, tuyến đường Minh Khai từ khi được đưa vào sử dụng, đường to đẹp, các phương tiện đi rất nhanh. Cùng với đó, là thói quen sang đường của người dân dẫn đến tình trạng TNGT giữa người đi bộ và các phương tiện khác liên tục xảy ra trong thời gian qua.
Bà Hoa cho biết: “Sáng ra từ sau 7h đường bắt đầu đông nhiều lắm. Giờ tan làm cũng đông. Để sang đường thì lâu lắm, không thể vội được, cứ phải nhìn xe vãn hết mới dám đi. Tất nhiên đông thì sợ nhưng việc đi thì vẫn phải đi…”
Còn theo chị Lê Thị Hương, một phụ huynh thường xuyên phải đưa con đi học qua đoạn đường này cho biết, nếu trong giờ cao điểm, đoạn đường này rất đông xe, muốn qua đường phải chờ đợi rất mất thời gian.
Thế nhưng vào các khung giờ khác trong ngày, lượng phương tiện vắng hơn, tốc độ đi cũng nhanh hơn, không có biển cảnh báo nên rất dễ xảy ra tại nạn cho người đi bộ qua đường: “Từ lớp 1 đến bây giờ, trường ở gần nhà nhưng vẫn đưa đón bình thường, nói tóm lại là 12 năm học. Ở nhà cũng có xe để không nhưng mà không dám cho con đi. Nhiều lúc sang đường, rõ ràng mình có nhìn trước nhìn sau nhưng lại bị tông vào. Đoạn đường này nhiều tai nạn cho nên lại càng thấy sợ”.
Không hề có cảnh báo hoặc gờ giảm tốc để báo hiệu cho các phương tiện biết về đoạn đường cho người đi bộ sang đường
Theo ghi nhận của phóng viên, con đường Minh Khai nằm trong Tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên dài gần 2km nối từ phố Đại La đến chân cầu Vĩnh Tuy. Do đây là tuyến đường mới với 10 làn xe chạy, các phương tiện có xu hướng đi khá nhanh. Thêm vào đó, dọc hai bên tuyến đường là địa bàn dân cư sinh sống, nhiều cửa hàng, trường học người dân qua lại 2 bên đường rất nhiều, đặc biệt vào các khung giờ học sinh tan học nên rất dễ xảy ra TNGT.
Theo ông Trần Minh Tiến (một người dân trú tại Minh Khai) chia sẻ, mỗi ngày ngày ông phải đi tắt ngang qua dải phân cách 5-6 lần, thế nhưng mỗi lần đều là 1 trải nghiệm đáng sợ: “Phải có con đường cho người ta đi bộ sang, kia là chung cư, đây là trường học, có nhu cầu qua lại. Các cháu đi học, học sinh có phụ huynh đi qua đưa đón là phải đi qua đi lại, cháu nó bé, cấp 1 mà đường như thế này đi làm sao được.
Người lớn còn sợ huống gì trẻ con, dắt từ từ, chờ vãn xe mới sang được chứ không thể sang ào ào. Kinh khủng lắm. Từ chỗ đầu cầu Vĩnh Tuy cho đến chỗ Ngã Tư Sở, hầu như không có một cây cầu vượt nào để qua đường. Không có gì cả, không có biển báo hay vạch kẻ đường, đi rất kinh khủng, nhất là buổi tối. Phải có gờ giảm tốc hoặc bắt buộc phải giảm tốc độ”.