Lịch ngày mai là một thuật ngữ đơn giản dùng để chỉ ngày tiếp theo sau ngày hiện tại. Nó thường được sử dụng để biểu thị thời gian và sự sắp xếp các hoạt động, sự kiện hoặc công việc trong ngày tiếp theo. Lịch ngày mai thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động cá nhân, công việc và các sự kiện. Nó cung cấp một cách để nhìn trước và chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra vào ngày tiếp theo.

phương án nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 đối với người lao động ra sao?

Ngày 22/11, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về lịch nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Tại Công văn 8662/VPCP-KGVX năm 2023 về nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 do Văn phòng Chính phủ ban hành Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 08 tháng 02 năm 2024 đến hết ngày 14 tháng 02 năm 2024.

Theo đó, tại Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 về nghỉ tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nêu ra đối với người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (người lao động khu vực tư), người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Nguyên đán theo 03 phương án như sau:

(1) Lựa chọn 01 ngày cuối năm Quý Mão và 04 ngày đầu năm Giáp Thìn

(2) Lựa chọn 02 ngày cuối năm Quý Mão và 03 ngày đầu năm Giáp Thìn

(3) Lựa chọn 03 ngày cuối năm Quý Mão và 02 ngày đầu năm Giáp Thìn.

- Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ tết Nguyên đán 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.

- Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Nguyên đán cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.

Tháng âm lịch bắt đầu khi nào?

Pha của Mặt trăng (còn gọi là Tuần trăng) là phần sáng bề mặt của mặt Mặt trăng được chiếu sáng bởi Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Các pha của Mặt trăng thay đổi một chiều trong tuần hoàn toàn khi Mặt trăng quay quanh Trái đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí đối tượng của ba thiên thể Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời.

Tháng Âm lịch bắt đầu gọi là ngày “Trăng mới” tức là Pha mặt Trăng bị khuyết (che khuất) hoàn toàn.

Đến ngày Rằm, pha của mặt trăng là tròn, là sáng nhất.

Lưu ý: Mỗi loại lịch âm có thể có những cách tính khác nhau, có loại loại lịch âm thì tính từ ngày (trăng lưỡi liềm hiện ra)

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2024 của học sinh các tỉnh thành?

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 của học sinh có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều tỉnh, thành phố công bố lịch nghỉ Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024. Bên cạnh đó, trong khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 với học sinh các cấp, nhiều địa phương có nội dung về lịch nghỉ Tết 2024.Một số lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 của học sinh một số địa phương tham khảo tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ như sau:

Tại Hà Tĩnh, đối với học sinh, nghỉ Tết Nguyên đán 2024 bắt đầu từ ngày 06.02.2024 (ngày 27 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 18.02.2024 (ngày 09 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Tại Đồng Tháp, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên nghỉ tết từ ngày 8/2/2024 (ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 14/2/2024 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Tại Lào Cai: Lịch nghỉ tết Nguyên đán kéo dài từ ngày 3/2/2024 đến hết ngày 18/2/2024.

Tại TP. HCM theo Quyết định 3260/QĐ-UBND ngày 05/8/2023 thì lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của học sinh bắt đầu từ ngày 05/02/2024 (26 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 18/02/2024 (Mùng 9 tháng Giêng Âm lịch).

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Tết Nguyên đán 2024 vào ngày nào tháng 2 dương lịch? Âm lịch tháng 2 năm 2024? Còn mấy ngày nữa là Mùng 1 Tết?

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam.

Tết Nguyên Đán thường diễn ra mỗi độ tháng 1 hoặc tháng 2 hằng năm.

Theo lịch vạn niên, Tết Nguyên Đán 2024 vào các ngày dương lịch tháng 2 sau:

- Giao thừa: vào thứ sáu ngày 09/02/2024 dương lịch;

- Mùng 1 Tết: vào thứ bảy ngày 10/02/2024 dương lịch;

- Mùng 2 Tết: vào Chủ nhật ngày 11/02/2024 dương lịch;

- Mùng 3 Tết: vào thứ hai ngày 12/02/2024 dương lịch;

- Mùng 4 Tết: vào thứ ba ngày 13/02/2024 dương lịch;

- Mùng 5 Tết: vào thứ tư ngày 14/02/2024 dương lịch.

- Mùng 6 Tết: vào thứ năm ngày 15/02/2024 dương lịch.

- Mùng 7 Tết: vào thứ sáu ngày 16/02/2024 dương lịch.

- Mùng 8 Tết: vào thứ bảy ngày 17/02/2024 dương lịch.

Theo đó, Mùng 1 Tết âm lịch 2024 rơi vào Thứ bảy ngày 10/02/2024 dương lịch.

Hôm nay là ngày 16/01/2024, do đó còn 24 ngày nữa là đến Mùng 1 Tết Âm lịch 2024.

Tết Nguyên đán 2024 vào ngày nào tháng 2 dương lịch? Âm lịch tháng 2 năm 2024? Còn mấy ngày nữa là Mùng 1 Tết? (Hình từ Internet)

Tại sao cùng dùng lịch Âm, Tết Nguyên Đán của Việt Nam và Trung Quốc nhiều khi khác nhau?

Sau khi dùng múi giờ khác múi giờ Trung Quốc, Lịch sử ghi nhận Việt Nam và Trung Quốc đã ăn Tết Nguyên Đán lệch nhau vào các năm  1968, 1969, 1985 và năm 2007. Cá biệt năm 1985, hai nước đón Tết cách nhau 1 năm.

Tại sao lại có hiện tượng ăn Tết Nguyên Đán lệch ngày như vậy?

Từ năm 1967, Việt Nam bắt đầu sử dụng múi giờ GMT +7, Trong khi Trung Quốc là múi giờ GMT +8. Do vậy 2 nước lệch nhau 1 giờ.

Cứ mỗi 23 năm, số giờ chênh lệch cộng dồn thành 1 ngày. Do đó, một số tháng của lịch âm Việt Nam chênh nhau 1 ngày so với Trung Quốc, hình thành lên chu kỳ 23 năm sẽ có 1 lần Tết Âm lịch chênh nhau.

Như vậy, năm 2030 và 2053, Việt Nam sẽ ăn Tết sớm hơn Trung Quốc.

Với những cách tính bù năm nhuận khác nhau, có thể hai nước có thể ăn Tết Nguyên đán cách nhau 1 tháng như năm 1985.

Nguồn gốc lịch âm Việt Nam

Trong 1000 năm Bắc thuộc cho tới năm 1054, tức thời vua Lý Thái Tông, nước ta sử dụng chung lịch với lịch của Trung Hoa.

Kể từ sau năm 1054, khi vua Lý Thánh tông đã lên ngôi, có tư liệu cho rằng nước ta đã bắt đầu tự soạn lịch riêng, dựa theo các phép lịch bên Trung Hoa.

Từ năm 1407, khi bị nhà Minh đô hộ, nước ta đã chuyển sang dùng lịch cùng với nhà Minh, mãi cho đến thời vua Gia Long, năm 1812.

Từ 1813 - 1945, khi Pháp cai trị nước ta, họ đã lập ra bảng đối chiếu lịch Dương với lịch Âm dương lấy từ Trung Quốc, trong khi nhà Nguyễn vẫn tự soạn và ban lịch riêng theo phép lịch thời Hiến (giống như nhà Thanh) ở Trung Kỳ.

Từ 1946 – 1967,  Việt Nam không tự biên soạn Lịch nữa, các nhà xuất bản dịch từ lịch Trung Quốc sang.

Từ 1968 – nay, sau khi trải qua nhiều lần thay đổi múi giờ, giờ chính thức của Việt Nam được công bố tính theo múi giờ số 7, trong khi đó, Trung Quốc lại tính theo múi giờ số 8, vì thế, Việt Nam tiếp tục tự biên soạn lịch riêng cho tới nay.