HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TỜ KHAI NHẬP KHẨU

Cách điền Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

- Góc trên bên trái tờ khai: Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu.

Số tờ khai, ngày giờ đăng ký: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu tại từng Chi cục Hải quan theo trật tự: Số tờ khai/NK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai và số lượng phụ lục tờ khai;

Số lượng phụ lục tờ khai: là số các phụ lục tờ khai (trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên)

- Góc trên bên phải tờ khai: Công chức hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu ký tên, đóng dấu công chức.

A - Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế

Ô số 1: Người xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số (nếu có) của người bán hàng ở nước ngoài bán hàng cho thương nhân Việt Nam (thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hoá)

Ô số 2: Người nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của thương nhân nhập khẩu; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân).

Ô số 3: Người uỷ thác/người được uỷ quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân uỷ thác cho người nhập khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của người được uỷ quyền khai hải quan; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu người được ủy quyền là cá nhân).

Ô số 4: Đại lý Hải quan: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của Đại lý hải quan; số, ngày hợp đồng đại lý hải quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan thì khai tên kho ngoại quan.

Ô số 5: Loại hình: Người khai hải quan ghi rõ loại hình nhập khẩu tương ứng.

Ô số 6: Hoá đơn thương mại: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của hoá đơn thương mại (nếu có).

Ô số 7: Giấy phép/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép (nếu có).

Ô số 8: Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn (nếu có) của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng (nếu có).

Ô số 9: Vận đơn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị do người vận tải cấp thay thế vận đơn (nếu có).

Ô số 10: Cảng xếp hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng, địa điểm (được thoả thuận trong hợp đồng thương mại hoặc ghi trên vận đơn) nơi từ đó hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam.

Ô số 11: Cảng dỡ hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng/cửa khẩu nơi hàng hóa được dỡ từ phương tiện vận tải xuống (được ghi trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác). Trường hợp cảng/cửa khẩu dỡ hàng khác với địa điểm hàng hóa được giao cho người khai hải quan thì ghi cảng dỡ hàng/ địa điểm giao hàng.

Ví dụ: Hàng nhập khẩu được dỡ tại cảng Hải Phòng và giao hàng cho người nhận hàng tại ICD Gia Thụy, người khai ghi Hải Phòng/Gia Thụy

Ô số 12: Phương tiện vận tải: Người khai hải quan ghi tên tàu biển, số chuyến bay, số chuyến tàu hoả, số hiệu và ngày đến của phương tiện vận tải chở hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam theo các loại hình vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ.

Ô số 13: Nước xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi mà từ đó hàng hoá được chuyển đến Việt Nam (nơi hàng hoá được xuất bán cuối cùng đến Việt Nam). Áp dụng mã nước cấp ISO 3166. (không ghi tên nước, vùng lãnh thổ mà hàng hoá trung chuyển qua đó).

Ô số 14: Điều kiện giao hàng: Người khai hải quan ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận trong hợp đồng thương mại.

Ô số 15: Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng …). (nếu có).

Ô số 16: Đồng tiền thanh toán: Người khai hải quan ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) được thoả thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO 4217 (ví dụ: đồng dollar Mỹ là USD) (nếu có).

Ô số 17: Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế (theo quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam. (nếu có).

Ô số 18: Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

Trên tờ khai hải quan ghi: “theo phụ lục tờ khai”;

Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ tên, quy cách phẩm chất từng mặt hàng.

* Đối với lô hàng được áp vào 1 mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết (không phải khai vào phụ lục).

Ô số 19: Mã số hàng hoá: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

Ô số 20: Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO 3166. Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19.

Ô số 21: Chế độ ưu đãi: Ghi tên mẫu C/O được cấp cho lô hàng thuộc các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Ô số 22: Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 23. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19.

Ô số 23: Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc thực tế giao dịch. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19.

Ô số 24: Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hoá (theo đơn vị ở ô số 23) bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô số 16, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng. Hợp đồng thương mại theo phương thức trả tiền chậm và giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng gồm cả lãi suất phải trả thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng thương mại. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 20.

Ô số 25: Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, là kết quả của phép nhân (x) giữa “Lượng hàng (ô số 22) và “Đơn giá nguyên tệ (ô số 24)”. Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau:

Ô số 26: Thuế nhập khẩu, người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đồng Việt Nam.

b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 19 theo Biểu thuế áp dụng (Biểu thuế ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt…) có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai

c. Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng.

* Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau:

Trên tờ khai hải quan ghi tổng số thuế nhập khẩu phải nộp tại ô “tiền thuế” tương ứng.

Trên phụ lục tờ khai ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất, số thuế nhập khẩu phải nộp cho từng mặt hàng2

Ô số 27: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế của thuế TTĐB là tổng của trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng

b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế TTĐB tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế TTĐB.

c. Tiền thuế: Ghi số thuế TTĐB phải nộp của từng mặt hàng

* Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26.

Ô số 28: Thuế bảo vệ môi trường (BVMT), người khai hải quan ghi:

a. Số lượng chịu thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa theo đơn vị quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường.

b. Mức thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường.

c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng.

* Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26.

Ô số 29: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế của thuế GTGT là giá thuế nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng với thuế TTĐB (nếu có) cộng thuế BVMT (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế GTGT tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế GTGT.

c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng

* Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô 26.

Ô số 30: Tổng số tiền thuế (ô 26 + 27 + 28 + 29), người khai hải quan ghi: tổng số tiền thuế nhập khẩu, TTĐB, BVMT và GTGT; bằng chữ.

Ô số 31: Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng container ghi như sau:

Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container;

Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container;

Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container tương ứng và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng;

* Trường hợp có từ 4 container trở lên thì người ghi cụ thể thông tin trên phụ lục tờ khai hải quan không ghi trên tờ khai.

Ô số 32: Chứng từ đi kèm: Người khai hải quan liệt kê các chứng từ đi kèm của tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

Ô số 33: Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai.

B - Phần dành cho cơ quan hải quan

Ô số 34: Lãnh đạo Chi cục nơi đăng ký tờ khai hải quan ghi kết quả phân luồng lên tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

Ô số 35: Ghi chép khác: Dành cho công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dung cần thiết mà không ghi ở nơi khác được như số biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý ….

Ô số 36: Xác nhận của hải quan giám sát: Phần ghi chép của công chức hải quan giám sát hàng hoá nhập khẩu.

Ô số 37: Xác nhận giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/chuyển cửa khẩu: Công chức Hải quan ghi tóm tắt nội dung quyết định của cơ quan Hải quan về việc giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản hay hàng chuyển cửa khẩu.

Ô số 38: Xác nhận đã thông quan: Công chức được phân công xác nhận trên hệ thống/trên tờ khai do doanh nghiệp in.

C - Các trường hợp không phải khai tại các ô tương ứng quy định trên tờ khai

1. Hàng hóa là tài sản di chuyển

2. Hành lý ký gửi của người xuất nhập cảnh.

3. Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tái xuất

4. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.

5. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để bảo hành sửa chữa

6. Hàng hóa là quà biếu tặng của tổ chức cá nhân nước ngoài biếu, tặng tổ chức, cá nhân Việt Nam.

7. Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này.

1. Hành lý vượt quá định mức miễn thuế quy định tại Điều 61 Nghị định 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh.

2. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định quy định tại Điều 55 Nghị định 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh.

3. Hàng hóa khác mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh.

Ô số 15, 16, 17, 21, 26, 27, 28, 29, 30: Hàng hóa gửi kho ngoại quan