Vòng tuần hoàn nước là hiện tượng đã diễn ra hàng tỷ năm trên Trái đất. Nó có tác động lớn tới sự sống của các sinh vật trên trái đất, đảm bảo và duy trì cân bằng hệ sinh thái giữa động vật, thực vật và con người.

Một số giai đoạn của chu trình nước

Một số giai đoạn của chu trình nước

Nước trong các đại dương là một trong những chu trình của vòng tuần hoàn nước chiếm tới 96.5% tổng lượng nước trên toàn trái đất. Theo ước tính, lượng nước bốc hơi của đại dương chiếm 90% tổng lượng nước bốc hơi.

Nước bốc hơi trong khí quyển được cư trú trung bình khoảng 15 ngày, nước thẩm thấu trong nước được cư trú tới vài tháng. Trong khi đó, nước ở các chỏm băng có thời gian cư trú lên tới 200 năm. Do đó, thời gian cư trú của nước phụ thuộc lớn vào vị trí và đặc điểm địa chất của khu vực đó.

Dưới tác động từ bức xạ mặt trời, các phân tử nước từ sông hồ sẽ bị tách lan rộng ra và tạo thành hơi nước. Hiện tượng này xảy ra khi nước đạt tới nhiệt độ sôi 100 độ C.

Ở một số nơi có áp suất và độ ẩm thấp thì không cần đạt tới nhiệt độ sôi nước vẫn có thể bay hơi.

Trên các đỉnh núi hoặc các khu vực có áp suất không khí thấp, băng tuyết không cần tan ra thành nước để bốc hơi mà được thăng hoa trực tiếp thành hơi nước. Hệ quả của điều này là gây ra tình trạng khô hanh.

Nước được bốc hơi từ quá trình quang hợp của các loài thực vật được gọi là thoát hơi nước. Các loài thực vật đã tạo ra một tỷ lệ lớn hơi nước trong khí quyển (khoảng 5%).

Khả năng bốc hơi trong vòng tuần hoàn nước sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: gió, độ ẩm, áp suất không khí và nhiệt độ.

Ngưng tụ là hiện tượng ngược lại của bay hơi - hơi nước trong không khí chuyển thành chất lỏng. Dù các đám mây ở trên bầu trời có màu xanh nhưng vẫn tồn tại hơi nước. Sương mù, hơi nước từ cốc nước nóng, hơi nước từ kính cũng là một trong những ví dụ điển hình của ngưng tụ.

Những đám mây sẽ theo gió di chuyển đến khắp nơi. Các hạt nước nhỏ sẽ hợp nhất tạo thành các giọt nước lớn. Cho tới khi  các giọt nước đủ lớn, lực hút của trái đất cộng với lực gió sẽ đem các giọt nước này xuống đất tạo thành mưa, tuyết hoặc mưa đá.

Đây là cách để nước trong khí quyển trở về trái đất qua các hạt mưa (tuyết, mưa đá). Hướng di chuyển của nước mưa:

- Nước mưa rơi trực tiếp xuống các đại dương

- Nước mưa thẩm thấu vào lòng đất, ở trong đất hoặc mạch nước ngầm

- Nước mưa theo dòng chảy để chảy về sông

Một số lượng lớn nước đã được “nhốt lại” trong băng tuyết trên trái đất. Khí hậu ấm áp sẽ khiến băng tan chảy, dâng cao mực nước biển được coi là một trong những vòng tuần hoàn nước.

Băng tan sẽ dẫn nhiều nguy cơ, trong đó có hiện tượng diện tích lục địa bị thu nhỏ, nhất là các rìa lục địa có vị trí thấp so với mực nước biển.

Ở những vùng có khí hậu lạnh, mùa xuân chính là lúc băng tuyết tan chảy. Lượng nước tan chảy chính là nguồn nước dự trữ cho những khu vực hạ lưu. Rất nhiều nơi trên thế giới, các hoạt động nông nghiệp tưới tiêu của họ dựa vào nguồn nước dự trữ này.

Dòng chảy bề mặt là lượng nước tràn qua bề mặt lục địa. Khoảng ⅓ lượng nước trên bề mặt được quay trở lại đại dương, phần còn lại sẽ bốc hơi, được con người sử dụng hoặc ngấm xuống các mạch nước ngầm.

Dòng nước là lượng nước được chảy vào sông. Nguồn nước này có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh hoạt, kinh tế, thương mại của con người: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, tưới tiêu, là nơi di chuyển của tàu thuyền, đáp ứng hoạt động du lịch.

Nước ngọt dự trữ là nguồn nước tồn tại trong các đập, bể bơi, hồ,... Nó có vai trò quan trọng để duy trì hoạt động sinh hoạt của con người. Nhất là các khu vực không thường xuyên có mưa, việc dự trữ nước là vô cùng cần thiết đối với vòng tuần hoàn nước.

Xâm nhập là hiện tượng nước đi xuống bề mặt trái đất. Một phần nước sẽ được ngấm vào nước đọng trên lớp đất nông, rò rỉ qua các bờ sông, bờ suối. Một phần khác xâm nhập hơn để nạp vào mạch nước ngầm.

Một lượng lớn nước được tích trữ trong mạch nước ngầm. Ở nhiều nơi trên thế giới cũng sống phụ thuộc vào nước ngầm.

Nước ngầm còn được khai thác trở thành các loại nước đóng chai cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể.

Khi nước mưa làm quá tải mạch nước ngầm, nước sẽ dần dần thoát ra các điểm xả và trở về bề mặt trái đất.

Chu trình thủy văn của nước ngầm diễn ra không cố định, có thể diễn ra trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc hàng vạn năm.

Bảng ước tính phân bố nước trên trái đất

Trên đây là toàn bộ nội dung về vòng tuần hoàn nước mà Điện máy Sakura muốn chia sẻ với tất cả bạn đọc. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để có những thông tin hữu ích.

Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15-16/11

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động trong công tác chuyển đổi số của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh, tạo cơ hội kết nối, hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa chính quyền, chuyên gia về chuyển đổi số, doanh nghiệp và người dân, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2024 với chủ đề: “Trí tuệ nhân tạo (AI) đẩy nhanh phát triển Kinh tế - Xã hội”.

Theo Kế hoạch 361/KH-UBND ngày 20/9/2024 của UBND tỉnh, Tuần lễ Chuyển đổi số Huế - 2024 dự kiến diễn ra vào ngày 25/10/2024. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sự kiện và đảm bảo sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cùng nhiều đối tác quan trọng trong khuôn khổ sự kiện, Ban tổ chức quyết định điều chỉnh thời gian tổ chức sự kiện như sau:

Địa điểm: Khách sạn Melia Vinpearl Huế - 50A Hùng Vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế.

Tuần lễ Chuyển đổi số tập trung vào việc giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đồng thời cập nhật tình hình và các giải pháp tiên tiến cho hai lĩnh vực trọng yếu: Nông nghiệp và Giao thông vận tải.

Chương trình dự kiến có sự góp mặt của hơn 20 diễn giả hàng đầu cùng với trên 10 gian hàng triển lãm AI, dự kiến thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự các phiên hội nghị và trên 2.000 lượt khách tham quan triển lãm.

Đây là cơ hội để các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nắm bắt những xu hướng công nghệ mới, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện.

Thông tin chi tiết chương trình và đăng ký tham dự tại: https://dx.thuathienhue.gov.vn

Giải thưởng VinFuture là một trong những giải thưởng khoa học công nghệ thường niên có giá trị lớn trên thế giới, được trao bởi Quỹ VinFuture (Ảnh: Mạnh Quân).

Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra ngày 18-21/12.

Đây là sự kiện quan trọng và quy mô của giới khoa học công nghệ toàn cầu, thu hút sự quan tâm của hàng ngàn nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nhân từ 6 châu lục.

Tuần lễ Khoa học quy tụ những bộ óc kiệt xuất bậc nhất đương thời ở nhiều lĩnh vực, cùng những bài phát biểu truyền cảm hứng, tri thức và năng lượng tích cực.

Chuỗi sự kiện được tổ chức ngay tại Việt Nam, với địa điểm là các trường Đại học: VinUni, Đại học Bách Khoa, Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia… nhằm hướng đến mục tiêu kết nối những trí tuệ hàng đầu thế giới với các em sinh viên, cũng như cộng đồng khoa học trong nước để cùng giao lưu và chia sẻ tri thức.

Khát vọng tri thức, thay đổi thế giới của người Việt

Mở đầu cho tuần lễ khoa học VinFuture 2023 là chuỗi tọa đàm mang tên "Khoa học vì cuộc sống", diễn ra từ ngày 18/12.

Tại tọa đàm, chúng ta sẽ được tham dự và lắng nghe các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, y tế toàn cầu, năng lượng xanh, khoa học vật liệu… bàn về những câu chuyện, chủ đề "nóng" đang diễn ra trên thế giới và cách để tiếp cận chúng một cách phù hợp nhất.

Đây sẽ là cơ hội không thể quý báu hơn với các em sinh viên đam mê khoa học, công nghệ, những nhà khoa học trong nước, hay các tổ chức đang đi tìm lời giải cho những bài toán thuộc từng lĩnh vực cụ thể.

Giải thưởng VinFuture gắn kết cộng đồng khoa học quốc tế, tập hợp những người có chung tầm nhìn và khát vọng, đặc biệt là giới trẻ, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn (Ảnh: VinUni).

Theo GS.TS. Nguyễn Đức Chiến, Chủ tịch Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, thông qua những hoạt động thiết thực như thế, VinFuture tạo ra sợi dây kết nối mạnh mẽ giữa giới khoa học trong nước với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, đồng thời mang tới cơ hội hội nhập cho các nhà nghiên cứu trẻ.

"Với người làm khoa học, điều này có ý nghĩa động viên, khích lệ rất lớn. Về lâu dài, mối tương tác và hợp tác này sẽ giúp kéo gần khoảng cách của các nhà khoa học trong nước và thế giới", vị chuyên gia đánh giá.

GS Quarraisha Abdool Karim, chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture mùa đầu tiên và hiện là Thành viên Hội đồng Sơ khảo VinFuture, đánh giá cao vai trò kết nối cộng đồng khoa học toàn cầu của Giải thưởng.

Điều này khiến VinFuture giống như một lời nhắc nhở, thu hút sự chú ý nhiều hơn của cộng đồng quốc tế đến hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới vì lợi ích xã hội.

"Các tọa đàm trong khuôn khổ lễ trao giải hay các hội thảo mà VinFuture tổ chức quanh năm, với chủ đề xoay quanh các thách thức toàn cầu, đang thực sự giúp gắn kết giới khoa học quốc tế, tập hợp những người có chung tầm nhìn và khát vọng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn", GS. Karim đánh giá.

Nhiều hoạt động giao lưu, kết nối ý nghĩa giữa giới khoa học trong nước với các nhà khoa học hàng đầu thế giới sẽ được diễn ra tại Tuần lễ khoa học VinFuture (Ảnh: VinFuture).

David Neil Payne, đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2022, cho biết, thông qua VinFuture, hình dung của ông về Việt Nam đã thay đổi rất rõ rệt.  Nhà khoa học kỳ cựu đánh giá, Việt Nam có tiềm năng trở thành một quốc gia mạnh về khoa học công nghệ với những người trẻ thông minh, có nền tảng giáo dục tốt và đặc biệt là có khát vọng.

"Người Việt rất tận tâm với khoa học và có khát vọng thay đổi thế giới. Chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn để khiến thế giới hiểu và chú ý đến những gì đang diễn ra tại các quốc gia như Việt Nam. Tôi rất vui mừng khi Giải thưởng VinFuture đã làm được điều đó ở một mức độ rộng lớn", GS. Payne khẳng định.

Với thông điệp được truyền đi từ Giải thưởng VinFuture và tuần lễ khoa học, Việt Nam đã và đang được thế giới biết đến nhiều hơn không chỉ ở năng lực tiếp cận, sự đam mê tri thức khoa học, mà còn ở trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu.

Những bộ óc kiệt xuất tại tuần lễ khoa học

GS. Susan Solomon, nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học khí quyển, sẽ góp mặt tại tuần lễ khoa học VinFuture (Ảnh: MIT).

Đáng chú ý trong số những nhà khoa học nổi tiếng sẽ tới Việt Nam và có bài trình bày là GS. Susan Solomon, nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học khí quyển.

Bà là người có đóng góp đột phá giúp mở rộng hiểu biết của nhân loại về hiện tượng suy giảm tầng ozone với nguyên nhân từ chất chlorofluorocarbons (CFC).

Kết quả nghiên cứu của bà và đồng nghiệp là nền tảng cho sự ra đời Nghị định thư Montreal của Liên Hiệp Quốc vào năm 1987, nhằm ngăn chặn việc sử dụng các hợp chất CFC trên toàn thế giới. Đây là một trong những hiệp định quốc tế thành công nhất trong việc giải quyết vấn đề môi trường toàn cầu tính tới hiện tại.

Ngoài ra, chuỗi tọa đàm còn có sự góp mặt của GS. Stanley Whittingham. Ông là giáo sư Hóa học Xuất sắc và Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Năng lượng Hóa học NorthEast (NECCES) tại Đại học Binghamton thuộc Đại học Bang New York (Mỹ).

Stanley là người tiên phong trong việc đề ra các nguyên tắc nền tảng của pin lithium-ion. Những đóng góp đột phá cho lĩnh vực pin lithium-ion đã mang về cho ông nhiều giải thưởng danh giá trong lĩnh vực, bao gồm Giải Nobel Hóa học 2019.

GS. Martin Andrew Green, chủ nhân của Giải Nữ hoàng Elizabeth về Kỹ thuật 2023. Đây là giải thưởng được mệnh danh là "Nobel trong lĩnh vực kỹ thuật" (Ảnh: Anna Kucera).

Nổi bật trong số những phát triển đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh còn có GS. Martin Andrew Green, Giáo sư Khoa học và Giám đốc Trung tâm Quang điện Tiên tiến Úc tại Đại học New South Wales (Úc).

Với những đóng góp xuất sắc cho một tương lai bền vững, ông đã được trao nhiều giải thưởng quốc tế uy tín, bao gồm Giải Năng lượng Toàn cầu 2018, Giải Nhật Bản 2021, Giải Công nghệ Thiên niên kỷ 2022 và Giải Nữ hoàng Elizabeth về Kỹ thuật 2023.

Với những người đam mê công nghệ và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chắc chắn bài phát biểu của GS. Teck-Seng Low, Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore (Singapore) sẽ là nguồn cảm hứng lớn lao để tiếp tục đi trên chặng đường này.

Low là người đóng vai trò quản lý, thúc đẩy và quyết định trong việc nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Singapore.

GS. Teck-Seng Low, Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore (Ảnh: NUS).

Năm 2007, ông được Tổng thống Singapore trao tặng Huân chương Vàng về Hành chính công vì những đóng góp xuất sắc của ông cho sự phát triển của giáo dục kỹ thuật và quản lý khoa học và công nghệ cho quốc gia. Năm 2016, ông được Chính phủ Pháp phong tặng.

Với việc quy tụ nhiều nhà khoa học danh tiếng và được tổ chức thường niên, Giải thưởng VinFuture mang theo hy vọng sẽ định vị "dải đất chữ S" thành một điểm đến mới trên bản đồ toàn cầu, cũng như góp phần tạo bệ đỡ cho nền khoa học nước nhà sớm hội nhập với thế giới.

Giải thưởng VinFuture là một trong những giải thưởng khoa học công nghệ thường niên có giá trị lớn trên thế giới, được trao bởi Quỹ VinFuture, ra mắt tháng 12/2020. Quỹ VinFuture do ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân sáng lập.

Tầm nhìn và sứ mệnh của Quỹ là tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ. Hoạt động cốt lõi của Quỹ là trao Giải thưởng VinFuture hàng năm cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người.

Hợp tác khoa học chính là ý nghĩa và mục tiêu của giải thưởng VinFuture, khi theo cách nhìn nhận của ban tổ chức, là "những khối óc lớn cần phải đoàn kết để giải quyết các vấn đề toàn cầu". Đây chính là lý do vì sao VinFuture ngay từ đầu đã lựa chọn để mở rộng thành một giải thưởng quốc tế, thay vì chỉ tập trung trên lãnh thổ Việt Nam, giải quyết bài toán Việt Nam.

(PLO)- Tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ hai là sự kiện khẳng định sự hồi phục, sức sống mạnh mẽ của TP.HCM sau đại dịch COVID-19.

Sáng 5-12, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức lễ phát động Tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ 2 năm 2022 với chủ đề “Bừng sắc Lễ hội - Thỏa sức khám phá”. Tuần lễ được tổ chức xuyên suốt 7 ngày từ ngày 5 đến ngày 11-12-2022.

Tuần lễ chuỗi sự kiện du lịch - thể thao - âm nhạc hấp dẫn như: Ngày hội Khinh khí cầu TP.HCM lần 2, Giải Marathon Quốc tế TP.HCM Techcombank mùa thứ 5, không gian văn hóa sáng tạo tại di tích Cột cờ Thủ Ngữ, kết hợp Lễ hội Âm nhạc Quốc tế “Hò Dô” 2022.

Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật tại các điểm đến nổi bật của Thành phố như Công viên Bến Bạch Đằng, Bưu điện Trung tâm TP, Đường sách TP, Nhà hát TP...

Đây là các hoạt động giàu tính trải nghiệm, hứa hẹn mang đến nhiều điều thú vị cho người dân và du khách.

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ Thủ ngữ (quận 1).

Trong sáng cùng ngày, đoàn đại biểu đã thực hiện nghi lễ Thượng cờ tại không gian Di tích Cột cờ Thủ ngữ và Cột cờ ASEAN.

Đoàn đại biểu gồm ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch và bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tham quan khu vực Cột cờ Thủ ngữ.

Đồng hành cùng Tuần lễ Du lịch TP.HCM năm 2022 là Hoa hậu H'hen Niê, ca sĩ Thảo Trang, biên đạo múa Quang Đăng, doanh nhân Helly Tống, vận động viên Châu Tuyết Vân…

Đại sứ Tuần lễ Du lịch nhận hoa của ban tổ chức.

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá: “Tuần lễ Du lịch được nâng tầm cả về quy mô và đa dạng hơn về hoạt động.”

Theo bà Thắng, Tuần lễ Du lịch lần thứ 2 càng mang ý nghĩa đặc biệt hơn khi lần đầu tiên tại Di tích Cột cờ Thủ ngữ, nghi thức Thượng cờ vào sáng thứ hai và Hạ cờ vào chiều thứ Sáu được thực hiện một cách trọng thể. Qua đó, nghi thức góp phần lưu truyền và quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa, lịch sử của di tích Cột cờ Thủ Ngữ cho đông đảo du khách.

Bà Thắng cho biết thêm: Tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ hai là sự kiện khẳng định sự hồi phục, sức sống mạnh mẽ của TP.HCM sau đại dịch COVID-19. Là lời chào đón của TP.HCM với du khách trong nước và quốc tế, còn là sự kiện ghi dấu sự sẵn sàng của ngành du lịch TP cho sự tăng tốc phát triển sau giai đoạn phục hồi.

“Tôi tin tưởng Tuần lễ Du lịch sẽ từng bước trở thành món ăn tinh thần, là sự kiện thường niên được mong đợi mỗi dịp cuối năm, góp phần phát triển du lịch TP.HCM nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung”- bà Thắng nói.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Tuần lễ Du lịch.

Theo Ban tổ chức, xuyên suốt sự kiện còn có không gian du lịch - văn hoá - âm nhạc với các chương trình biểu diễn nhạc cụ dân tộc, đờn ca tài tử, acoustic, vĩ cầm, nhảy hiện đại. Ngoài ra, các hoạt động trò chơi dân gian như tô vẽ nón lá, nặn tò he, vẽ thư pháp, bong bóng nghệ thuật, trình diễn và chụp hình với trang phục truyền thống,…

Bên cạnh đó, TP.HCM còn ra mắt các tour tuyến du lịch mới, sản phẩm và dịch vụ với mức giá ưu đãi hưởng ứng Tuần lễ Du lịch.